Trắc nghiệm địa lí 8 bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ, thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần là đặc điểm của giai đoạn:
- A. Giai đoạn Tiền Cambri
B. Giai đoạn Cổ kiến tạo
- C. Giai đoạn Tân kiến tạo
- D. Giai đoạn chuyển tiếp giữa tân và cổ kiến tạo
Câu 2: Loài người xuất hiện trên Trái Đất vào giai đoạn:
A. Tân kiến tạo.
- B. Cổ kiến tạo.
- C. Tiền Cambri.
- D. Không giai đoạn nào.
Câu 3: Phần lớn lãnh thổ nước ta thành đất liền, được mở rộng và củng cố vững chắc bởi các vận động kiến tạo trong các giai đoạn
- A. Cổ kiến tạo.
- B. Tân kiến tạo.
- C. Tiền Cambri.
D. Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
Câu 4: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia ra làm
A. 3 giai đoạn.
- B. 4 giai đoạn.
- C. 2 giai đoạn.
- D. 5 giai đoạn.
Câu 5: Các nền móng Tiền Cambri của lãnh thổ Việt Nam có tên là
A. Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt, sông Mã, Kon Tum.
- B. Vòm sông Chảy, Phan xi păng, Sông Mã, Đông Nam Bộ.
- C. Hoàng Liên Sơn, Vòm Sông Chảy, Sông Mã, Kon Tum.
- D. Đông Bắc, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum.
Câu 6: Đặc điểm địa hình Việt Nam giai đoạn Tiền Cambri là
A. những mảng nền nổi rải rác trên mặt biển.
- B. có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn.
- C. địa hình được nâng cao và mở rộng rất nhiều.
- D. hoàn thiện nền móng của lãnh thổ nước ta.
Câu 7: Khối nền cổ Việt Bắc của nước ta có hình dáng
- A. lớn nhất trong các khối nền cổ của nước ta.
- B. kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
- C. khá lớn và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
D. khá lớn và tương đối tròn.
Câu 8: Mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn, Sông Mã của nước ta hình dáng kéo dài và có hướng
- A. Bắc - Nam.
- B. Đông Bắc – Tây Nam.
C. Tây Bắc – Đông Nam.
- D. Đông - Tây.
Câu 9: Vào giai đoạn Tân kiến tạo đã xảy ra vận động tạo núi lớn là
- A. Hecxini.
- B. Inđôxia.
C. Himalaya.
- D. Kimêri.
Câu 10: Vận động tạo núi Himalaya cách đây khoảng
- A. 35 triệu năm.
- B. 20 triệu năm.
- C. 15 triệu năm.
D. 25 triệu năm.
Câu 11: Bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được quyết định bởi vận động tạo núi
- A. Calêđôni.
- B. Hecxini.
- C. Inđôxini.
D. Himalaya
Câu 12: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong giai đoạn nào?
A. Đại Tân sinh.
- B. Đại Trung sinh.
- C. Đại Cổ sinh.
- D. Đại Nguyên sinh.
Câu 13: Đâu là những vùng đất liền của nước ta được hình thành trước Đại cổ sinh?
- A. Đông Nam Bộ.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Kon Tum, Việt Bắc, Sông Mã.
- D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 14: Những cuộc vận động tạo tạo núi lớn xảy ra trong giai đoạn Cổ kiến tạo là
- A. Hecxini, Himalaya, Inđôxini.
- B. Himalaya, Calêđôni, Hecxini, Kimêri.
- C. Calêđôni, Hecxini, Himalaya.
D. Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri.
Câu 15: Kết thúc giai đoạn cổ kiến tạo địa hình nước ta có đặc điểm gì?
- A. Mới chỉ có một số mảng nền cổ nổi trên mặt biển.
- B. Nhiều vùng lãnh thổ còn chìm ngập dưới biển.
C. Phần lớn lãnh thổ nước ta trở thành đất liền và bị ngoại lực bào mòn.
- D. Xảy ra hiện tượng sụt lún lớn tại 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Câu 16: Giai đoạn Tiền Cambri kết thúc cách đây khoảng
A. 542 triệu năm.
- B. 670 triệu năm.
- C. 470 triệu năm.
- D. 770 triệu năm.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với giai đoạn Tiền Cambri ?
- A. Bầu khí quyển có rất ít oxi.
- B. Các sinh vật còn rất ít và đơn giản.
C. Có rất nhiều cuộc vận động tạo núi lớn.
- D. Đại bộ phận nước ta là biển
Câu 18: Giai đoạn nào hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta?
- A. Trung sinh.
- B. Tân Kiến tạo.
C. Tiền Cambri.
- D. Cổ kiến tạo.
Câu 19: Giai đoạn Cổ kiến tạo diễn ra cách đây ít nhất là
- A. 45 triệu năm.
B. 65 triệu năm.
- C. 55 triệu năm.
- D. 75 triệu năm.
Câu 20: Ở nước ta, các mỏ than đá hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo, phân bố tập trung ở
- A. Đông Nam Bộ.
B. Bắc Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Nam Bộ.
Câu 21: Trước đại Trung sinh là đại nào?
A. Cổ Sinh.
- B. Thái Cổ.
- C. Tân Sinh.
- D. Nguyên Sinh.
Câu 22: Các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ nước ta hình thành trong đại nào?
- A. Nguyên sinh.
B. Tân sinh.
- C. Thái cổ.
- D. Trung sinh.
Câu 23: Ý kiến nào sau đây không đúng với quá trình tự nhiện xuất hiện trong giai đoạn Tân kiến tạo ?
- A. Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ.
B. Địa hình bị bào mòn, hạ thấp trở thành bề mặt san bằng.
- C. Thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
- D. Nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại.
Câu 24: Ở nước ta, mỏ bôxit được phát hiện ở nhiều nơi nhưng tập trung thành mỏ có trữ lượng lớn ở
A. Tây Nguyên.
- B. Hải Phòng.
- C. Lạng Sơn.
- D. Cao Bằng.
Câu 25: Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự hình thành địa hình Việt Nam hiện nay là:
- A. Hình thành nên các mỏ than lớn của đất nước.
B. Nâng cao địa hình, làm cho núi non sông ngòi trẻ lại, hình thành các cao nguyên badan, đồng bằng phù sa trẻ.
- C. Nâng cao địa hình, hình thành lên các cao nguyên badan, đồng bằng phù sa cổ.
- D. Giảm độ cao địa hình làm cho địa hình nước ta rất thấp
Xem toàn bộ: Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
Bình luận