Trắc nghiệm địa lí 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điều kiện cơ bản nhất để các nước trong ASEAN tiến hành hợp tác thuận lợi là?
A. Vị trí địa lí.
- B. Khí hậu gió mùa
- C. Vùng biển rộng lớn
- D. Thành phần dân tộc tương đồng
Câu 2: Quốc gia nào có sáng kiến xây dựng dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công ?
- A. Lào.
- B. Cam-pu-chia.
C. Việt Nam.
- D. Thái Lan.
Câu 3: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN biểu hiện qua
- A. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
- B. Hình thành một thị trường chung
- C. Cùng hợp tác để sản xuất ra sản phẩm
D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
Câu 4: Những năm đầu các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam hợp tác về lĩnh vực
- A. Kinh tế
- B. Giáo dục
- C. Văn hóa
D. Quân sự
Câu 5: Những lợi thế về kinh tế của miền nào ở nước ta sẽ được khai thác khi dự án phát triển hành lang Đông-Tây được thực hiện?
- A. Miền Bắc
B. Miền Trung
- C. Miền Nam
- D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời vào năm:
- A.1965
- B.1966
C.1967
- D.196
Câu 7: Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là
- A. Đói nghèo.
- B. Ô nhiễm môi trường.
- C. Thất nghiệp và thiếu việc làm.
D. Mức độ ổn định chính trị.
Câu 8: Ý nào sau đây không phải cơ sở để hình thành ASEAN?
- A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế
- B. Sử dụng chung 1 loại tiền tệ
- C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới
D. Do sự tương đồng về địa lí, văn hóa xã hội giữa các nước
Câu 9: Đâu không phải là thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?
A. Khó khăn trong chuyển giao vốn và công nghệ từ nước khác
- B. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế với các nước
- C. Khác biệt về thể chế chính trị
- D. Bất đồng ngôn ngữ và khác biệt về văn hóa
Câu 10: Sự hợp tác giữa các nước ASEAN không biểu hiện qua?
- A. Nước phát triển giúp đỡ nước chậm phát triển
- B. Tăng cường trao đổi hàng hóa
C. Tăng cường thu thuế đối với hàng hóa từ nước khác
- D. Xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các quốc gia
Câu 11: Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI là hợp tác của 3 quốc gia nào:
- A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
B. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a
- C. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a
- D. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan
Câu 12: Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của ASEAN?
- A. Nguyên tắc hợp tác ngày càng toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế
- B. Nguyên tắc tự nguyện, các quốc gia tự nguyện tham gia vào liên kết khu vực.
- C. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
D. Nguyên tắc tự do, các quốc gia tự do trao đổi tất cả các lĩnh vực với nhau.
Câu 13: Năm 2020, số thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á là
- A. 8 nước.
- B. 9 nước.
- C. 10 nước.
D. 11 nước.
Câu 14: Năm nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là
- A. Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, Philippin.
B. Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Philippin.
- C. Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Mianma, Philippin.
- D. Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Brunây, Mianma.
Câu 15: Nước nào sau đây không nằm trong số 5 nước đầu tiên tham gia vào ASEAN ?
A. Bru-nây.
- B. Ma-lai-xi-a.
- C. Phi-lip-pin.
- D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 16: Nước nào gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á vào năm 1984 ?
- A. Cam-pu-chia.
B. Bru-nây.
- C. Mi-an-ma.
- D. Lào.
Câu 17: Nước nào tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á vào năm 1997 ?
- A. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
B. Mi-an-ma và Lào.
- C. Philippin và Campuchia.
- D. Việt Nam và Lào.
Câu 18: Có bao nhiêu nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
- A. 9.
- B. 7.
- C. 3.
D. 5.
Câu 19: Nước nào chưa tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Đông Ti-mo.
- B. Mi-an-ma.
- C. Lào.
- D. Cam-pu-chia.
Câu 20: Nói việc Việt Nam gia nhập vào khối ASEAN được coi là cơ hội để phát triển đất nước nhưng lại là thách thức rất lớn trong quá trình hội nhập là vì
A. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ.
- B. sự tranh chấp của các đối tác đối với một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam.
- C. hầu hết các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước chưa từng có kinh nghiệm trong làm ăn, hợp tác với nước ngoài.
- D. Việt Nam sẽ được nhận nhiều nguồn viện trợ không hoàn lại nhưng lại phải xuất khẩu nhiều lao động có trình độ.
Câu 21: Một ví dụ về sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước ASEAN là xây dựng
- A. hệ thống cáp treo từ miền Trung Việt Nam sang Campuchia và Thái Lan nhằm phát triển về du lịch.
B. tuyến đường nối miền Trung Việt Nam với Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan mở ra quan hệ của 3 nước Lào - Việt - Thái.
- C. tuyến đường ngầm xuyên biển nối miền Nam của Việt Nam với Thái Lan và Malaixia.
- D. tuyến đường sắt nối liền 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan.
Câu 22: Thị trường gạo lớn nhất của nước ta trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á là
A. In-đô-nê-xi-a.
- B. Mi-an-ma.
- C. Phi-lip-pin.
- D. Ma-lai-xi-a.
Câu 23:Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam gạp phải những khó khăn nào:
- A. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
- B. Khác biệt về thể chế chính trị.
- C. Bất đồng về ngôn ngữ.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 24: Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI từ năm ................
- A. 1979
- B. 1999
C. 1989
Câu 25: Vào cuối những năm ................... của thế kỉ XX, các nước ASEAN gặp một số khó khăn như khủng hoảng kinh tế, xung đột tôn giáo, thiên tai. Điều này đòi hỏi các nước phải đoàn kết, hợp tác cùng giải quyết những khó khăn đó.
A. 90
- B. 80
- C. 70
Xem toàn bộ: Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Bình luận