Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 3 kết nối bài 6 An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 3 bài 6 An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình kết nối tri thức có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Những tình huống nào có thể gây mất an toàn

  • A. Chạm vào ổ điện
  • B. Xem ti vi gần màn hình
  • C. Rò khí ga
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Cách phòng tránh không phù hợp với tình huống: Dây điện nguồn bị hỏng lớp vỏ cách điện

  • A. Không chạm vào chỗ lớp vỏ cách điện bị hỏng.
  • B. Tiếp tục sử dụng.
  • C. Nhờ người lớn ngắt nguồn điện.
  • D. Nhờ người lớn bọc lại chỗ bị hỏng lớp vỏ bằng băng dính (băng keo) cách điện.

Câu 3: Những việc làm không phù hợp có trong bảng để giúp phòng tránh các tình huống mất an toàn khi sử dụng đồ điện trong gia đình là

  • A. Không thường xuyên kiểm tra đồ dùng điện.
  • B. Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.
  • C. Giữ khoảng cách an toàn khi xem tivi.
  • D. Nhờ người lớn hướng dẫn.

Câu 4: Khi sử dụng sản phẩm công nghệ cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?

  • A. Nên ngồi gần và nên xem ti vi quá lâu.
  • B. Điều chỉnh âm thanh cực lớn khi nghe đài.
  • C. Không dùng điện thoại di động trong điều kiện thiếu ánh sáng quá lâu.
  • D. Cắm nhiều đồ dùng điện cùng một lúc vào ổ cắm.

Câu 5: Cần phải làm gì với đồ dùng điện trong gia đình khi ra khỏi nhà?

  • A. Kiểm tra và tắt hết tất cả các thiết bị điện trong nhà.
  • B. Đóng, chốt cửa sổ kĩ càng đề phòng trường hợp trời mưa làm nước bắn vào và dính lên ổ điện,...
  • C. Không tắt nguồn điện.
  • D. A và B đều đúng.

Câu 6: Tình huống gây bỏng là

  • A. Để lửa gần bình gas.
  • B. Để tay vào hơi xì trên nắp nồi hầm
  • C. Với tay lấy phích nước nóng để ở trên cao.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Những tình huống gây nguy hiểm là

  • A. Không ngắt điện bình nóng lạnh khi tắm dễ bị điện giật.
  • B. Lấy tay không nhặt mảnh vỡ dễ bị thương.
  • C. Đưa vật vào ổ điện dễ xảy ra tai nạn điện giật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Những nguy hiểm có thể xảy ra từ các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ là 

  • A. Rò khí gas.
  • B. Đùa nghịch với kéo có thể gây đứt tay, làm bạn hoặc chính mình bị thương.
  • C. Làm đổ vỡ bình hoa trong gia đình, gây nguy hiểm nếu dẫm phải hoặc có thể bị thương lúc thu dọn.
  • D. B và C đều đúng.

Câu 9: Các tình huống mất an toàn điện là

  • A. Tự ý rút ổ cắm điện.
  • B. Dây điện bị đứt, hở, mất lớp nhựa cách điện bên ngoài.
  • C. Chạy nhảy gần nơi có dây điện.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Tình huống gây điện giật là

  • A. Chạm tay vào dây điện bị hở khi đang có điện.
  • B. Để bàn là đang nóng ở gần người.
  • C. Chọc đồ vật vào ổ điện.
  • D. A và C đều đúng.

Câu 11: Các bước xử lí khi cắt/đâm (vật sắc nhọn) là

  • A. Lấy bông, băng gôn để băng bó vết chảy máu.
  • B. Tắt điện.
  • C. Gọi điện đến số 115
  • D. Rửa vết bỏng bằng nước nguội sạch.

Câu 12: Các bước xử lí khi bị điện giật là

  • A. Tắt điện.
  • B. Gọi điện đến số 115.
  • C. Báo công an.
  • D. A và B đều đúng.

Câu 13: Các bước xử lí khi bị bỏng là

(1) Gọi điện đến số 115.

(2) Lấy bông, băng gạc để băng vết bỏng

(3) Rửa vết bỏng bằng nước nguội sạch.

  • A. (1) - (2) - (3).
  • B. (2) - (1) - (3).
  • C. (3) - (1) - (2).
  • D. (2) - (1) - (3).

Câu 14: Các bước xử lí khi có cháy/khói là

  • A. Tắt điện.
  • B. Khi có khói, lấy khăn che miệng, mũi và cúi khom người di chuyển ra khỏi phòng.
  • C. Gọi điện đến số 115.
  • D. A và B đều đúng.

Câu 15: Để phòng tránh bị thương do các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ cần phải làm gì?

  • A. Học cách sử dụng dao, kéo an toàn.
  • B. Báo với người lớn khi thấy mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ.
  • C. Không dùng dao, kéo, vật sắc nhọn để đùa nghịch.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Cách xử lí tình huống khi có cháy nổ xảy ra là

  • A. Khi chưa rời khỏi được đám cháy, cần sử dụng khăn ướt che miệng, mũi.
  • B. Nhanh chóng rời khỏi.
  • C. Khi phát hiện cháy nổ, báo ngay cho phòng cháy chữa cháy.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Những tình huống dẫn đến bị bỏng là

  • A. Bị bỏng do bàn là đang nóng.
  • B. Bị bỏng do nhiệt từ bếp ga, nồi đang nóng, ấm điện hoặc phích nước.
  • C. Bị bỏng, dễ gây cháy nổ do nghịch bếp ga.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18: Nhóm đồ dùng sử dụng điện là

  • A. Đèn, quạt.
  • B. Bếp gas.
  • C. Bật lửa.
  • D. Ghế ngồi.

Câu 19: Nhóm đồ dùng có nhiệt độ cao, khí ga là

  • A. Đèn, quạt.
  • B. Bát, đĩa, dao, dĩa.
  • C. Bếp ga.
  • D. Cánh cửa.

Câu 20: Nhóm đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ là

  • A. Bếp ga.
  • B. Bát, đĩa, dao, dĩa.
  • C. Đèn, quạt.
  • D. Sách vở.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác