Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 3 chân trời bài 2 Sử dụng đèn học (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 3 bài 2 Sử dụng đèn học chân trời sáng tạo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Để đảm bảo đèn học không bị rơi, vỡ nên

  • A. chọn loại đèn mà thân đèn có thể điều chỉnh linh hoạt.
  • B. bổ sung thêm nguồn sáng khác.
  • C. chọn loại đèn có thể gắn vào bàn học (đèn có thể kẹp).
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Để đèn học có thể phù hợp với nhiều không gian học tập khác nhau nên

  • A. chọn loại đèn mà thân đèn có thể điều chỉnh linh hoạt.
  • B. bổ sung thêm nguồn sáng khác.
  • C. chọn loại đèn có thể gắn vào bàn học (đèn có thể kẹp).
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Để tránh cho mắt không bị mỏi, bị lóa khi sử dụng đèn học nên

  • A. chọn loại đèn mà thân đèn có thể điều chỉnh linh hoạt.
  • B. bổ sung thêm nguồn sáng khác.
  • C. chọn loại đèn có thể gắn vào bàn học (đèn có thể kẹp).
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Khi ánh sáng của đèn học nhấp nháy hoặc không sáng rõ, cần làm gì?

  • A. Tiếp tục sử dụng.
  • B. Nói với người lớn trong gia đình.
  • C. Tắt đèn đi và không dùng nữa.
  • D. Tắt đèn và bật lại để sử dụng tiếp.

Câu 5: Vì sao bật, tắt đèn liên tục là việc làm không an toàn trong sử dụng điện?

  • A. Gây chói mắt.
  • B. Mất thời gian.
  • C. Giảm tuổi thọ của bóng đèn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Các bộ phận của đèn học tương ứng là

  • A. Chụp đèn, bóng đèn, công tắc, dây nguồn.
  • B. Chụp đèn, bóng đèn, công tắc, dây nguồn, thân đèn, đế đèn.
  • C. Công tắc, dây nguồn, thân đèn, đế đèn.
  • D. Chụp đèn, bóng đèn, công tắc, thân đèn.

Câu 7: Khi thấy chiếc đèn học đang bật sáng, nhưng không thấy người sử dụng nên làm gì?

  • A. Không phải đèn của mình nên kệ.
  • B. Hỏi xem là đèn của ai rồi bảo người đó ra tắt đèn.
  • C. Tắt đèn giúp người đó. Nếu biết bạn chưa tắt đèn là ai thì nhắc bạn.
  • D. Gọi người đó ra và trách mắng ý thức.

Câu 8: Việc làm nào là không nên làm khi sử dụng đèn học?

  • A. Đặt đèn ở vị trí phù hợp.
  • B. Tắt đèn khi không sử dụng.
  • C. Điều chỉnh độ cao, độ sáng và hướng chiếu sáng của đèn. 
  • D. Tắt đèn bằng cách giật dây nguồn. 

Câu 9: Tại sao không được dùng tay ước để bật đèn học

  • A. Dễ bị giật điện do nước truyền điện.
  • B. Dễ hỏng đèn.
  • C. Đèn bị ướt.
  • D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 10: Đèn học có mấy bộ phận

  • A. 8.
  • B. 7.
  • C. 6.
  • D. 5.

Câu 11: Tìm cách khắc phục việc khô, mỏi mắt khi học tập?

  • A. Chọn đèn học đạt chuẩn (đầy đủ bộ phận, ánh sáng tốt,…).
  • B. Trong điều kiện học tập nhiều, em cần kết hợp nhỏ mắt, uống bổ mắt hợp lí.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 12: Tác dụng của đèn học là gì?

  • A.  Đèn học cung cấp ánh sáng hỗ trợ việc học tập.
  • B. Giúp bảo vệ mắt.
  • C. Cả A và B đều sai.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 13: Cho các từ sau: giúp bảo vệ mắt/Đèn học/ học tập.

Em hãy điều các từ thích hợp để hoàn chỉnh câu:

... là sản phẩm công nghệ có tác dụng cung cấp ánh sáng, ... trong quá trình ... và làm việc.

  • A. giúp bảo vệ mắt / Đèn học / học tập.
  • B. giúp bảo vệ mắt / học tập / Đèn học.
  • C. Đèn học / giúp bảo vệ mắt / học tập.
  • D. Đèn học / học tập / giúp bảo vệ mắt.

Câu 14: Các kiểu công tắc đèn học phổ biến là

  • A. Kiểu nút nhấn, kiểu nút xoay.
  • B. Kiểu nút nhấn, kiểu nút xoay, kiểu nút cảm ứng.
  • C. Kiểu nút cảm ứng.
  • D. Kiểu nút xoay, kiểu nút cảm ứng.

Câu 15: Câu hỏi tình huống: Bạn Tâm cùng mẹ đi mua đồ dùng học tập, đến cửa hàng, Tâm thấy một chiếc đèn trang trí rất đẹp. Bạn muốn mẹ mua về để ở góc học tập cho đẹp và chiếu sáng khi học.

Hãy đóng vai là mẹ Tâm trong tính huống này và lựa chọn phương án thích hợp để chỉ ra tác hại của đèn học không đạt tiêu chuẩn nhé!

  • A. Giá thành đắt hơn.
  • B. Ánh sáng từ đèn không đảm bảo gây ảnh hưởng đến mắt.
  • C. Đèn trang trí cũng có thể làm đèn học tập vì chúng đều có công dụng chiếu sáng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Tại sao không nên ngồi học lâu dưới ánh đèn?

  • A. Mỏi mắt, khô mắt.
  • B. Ảnh hưởng đến võng mạc.
  • C. Ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Đâu là cách sử dụng đèn học đúng cách?

  • A. Đặt đèn trên mặt bàn bị ướt.
  • B. Sờ tay vào bóng đèn đang sáng. 
  • C. Tắt đèn khi không sử dụng. 
  • D. Để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt. 

Câu 18: Hãy sắp xếp các bước sử dụng đèn học hợp lí

(1) Bật đèn.                                               

(2) Đặt đèn ở vị trí phù hợp.

(3) Tắt đèn khi không sử dụng.                 

(4) Điều chỉnh độ cao, độ sáng và hướng chiếu sáng của đèn.

  • A. (1) - (2) - (3) - (4).
  • B.  (3) - (1) - (2) - (4).
  • C. (2) - (1) - (4) - (3).
  • D.  (4) - (2) - (1) - (3).

Câu 19: Tác dụng của đèn học là

  • A. Tiết kiệm điện năng.
  • B. Cung cấp đủ ánh sáng cho học tập.
  • C. Làm đồ dùng học tập.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Để tránh mỏi mắt và bị lóa khi sử dụng đèn học, không nên

  • A. Điều chỉnh độ sáng và hướng chiếu sáng của đèn.
  • B. Để ánh sáng đèn chiếu vào mắt.
  • C. Đặt đèn ở vị trí phù hợp.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác