Tắt QC

Trắc nghiệm công dân 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hợp tác cùng phát triển sẽ mang lại những lợi ích nào sau đây?

1. Xóa bỏ hoàn toàn những bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia.

2. Giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề toàn cầu.

3. Tăng cường sự đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau.

4. Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc.

5. Những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu sẽ không còn.

6. Thúc đẩy dân chủ và tiến bộ xã hội.

7. Góp phần xây dựng môi trường hòa bình.

8. Các bên có thể hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong quá trình phát triển.

  • A. 2, 3, 4, 6, 7, 8.
  • B. 1, 2, 3, 4, 6, 7.
  • C. 1, 3, 5, 6, 7, 8.
  • D. 1, 3, 5, 6, 7, 8.

Câu 3: Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào?

  • A. 18.7.1998.
  • B. 28.7.1995.
  • C. 15.8.1997.
  • D. 27.8.1995.

Câu 4: Để cùng nhau hợp tác giải quyết tốt những vấn đề câp thiết của nhân loại, đòi hỏi mỗi chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động nào sau đây?

1. Các hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.

3. Vứt xác gia cầm chết ra sông, hồ, kênh rạch.

4. Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy.

5. Tuyên truyền về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

6. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để kinh doanh.

7. Chủ động tìm hiểu và phòng chống các dịch bệnh hiểm nghèo.

8. Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt, cường quyền.

  • A. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
  • C. 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8.
  • D. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 5: Những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, nghèo đói, dịch bệnh, bùng nổ dân số,... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi 

  • A. Con người có ý thức được về chúng.
  • B. Tìm ra được nguyên nhân của chúng.
  • C. Có sự hợp tác quốc tế.
  • D. Con người có đủ phương tiện cần thiết.

Câu 6: Những trường hợp nào sau đây cần phải phê phán?

1. Nước lớn tìm cách gây sức ép và buộc nước nhỏ phải tuân theo.

2. Việt Nam cử chuyên gia sang hướng dẫn cách trồng lúa cho nông dân một số nước.

3. Quan hệ tình dục bừa bãi.

4. Sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.

5. Khai thác rừng đầu nguồn.

6. Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

7. Tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người nước ngoài.

8. Phối hơp với cảnh sát quốc tế truy bắt tội phạm quốc tế.

  • A. 1, 2, 3, 5, 7.
  • B. 1, 3, 5, 6, 8.
  • C. 1, 3, 4, 5, 7.
  • D. 2, 4, 5, 6, 8.

Câu 7: Việt Nam đã gia nhập Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trong thời gian nào?

  • A. 8.1997.
  • B. 11.1997.
  • C. 8.2006.
  • D. 11.1998.

Câu 8:  Đảng và Nhà nước ta xác định việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới phải dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

2. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

3. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các bất đồng.

4. Chấp nhận thua thiệt so với những nước lớn.

5. Giải quyết các tranh chấp, bất đông bằng thương lượng hòa bình.

6. Phản đối mọi âm mưu và hành động bằng thương lượng hòa bình.

7. Bình đẳng cùng có lợi.

8. Không phân biệt chế độ chính trị và xã hội.

  • A. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • B. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • D. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 9: Để hợp tác thành công, chúng ta cần phải làm tốt những yêu cầu nào sau đây?

1. Tìm hiểu kĩ để lựa chọn đối tác phù hợp.

2. Phải tin tưởng ở đối tác và giữ chữ tín với đối tác.

3. Chỉ nên hợp tác với những đối tác có cùng trình độ như mình.

4. Phải dành cho đối tác sự tôn trọng.

5. Phải phân công trách nhiệm rõ ràng.

6. Phải đặt ra mục tiêu chung và cùng nhau giám sát việc thực hiện mục tiêu đó.

7. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đối tác.

8. Thường xuyên giữ liên lạc với đối tác.

  • A. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
  • B. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • D. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8.

Câu 10: Tại sao những vấn đề như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, dịch bệnh hiểm nghèo, bùng nổ dân số,.... chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới?

  • A. Vì đó là những vấn đề vô cùng quan trọng.
  • B. Vì đó là những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.
  • C. Vì đó là những thách thức rất to lớn.
  • D. Vì đó là những vấn đề hết sức nguy hiểm.

Câu 11: Việt Nam là một trong những thành viên tham ra sáng lập tổ chức nào sau đây ?

  • A. ASEM.
  • B. APEC.
  • C. WTO.
  • D. ASEAN.

Câu 12 Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác ?

  • A. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên.
  • B. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế.
  • C. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác.
  • D. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau.

Câu 13: Để việc hợp tác hiệu quả và bền vững, đòi hỏi các bên tham gia hợp tác 

  • A. Phải chấp nhận thiệt thòi về phía mình.
  • B. Phải hi sinh vì lợi ích của người khác.
  • C. Không được làm phương hại đến lợi ích của nhau.
  • D. Phải tuyệt đối tin tưởng ở nhau.

Câu 14: Để giải quyết được những vấn để toàn cầu thì sự hợp tác quốc tế là một trong những yêu cầu 

  • A. Không có tính sống còn.
  • B. Không có tính bắt buộc.
  • C. Quan trọng và tất yếu.
  • D. Không quan trọng.

Câu 15: OPEC là tên viết tắt của tổ chức 

  • A. Chương trình Liêp hợp quốc về môi trường.
  • B. Tổ chức Liên hợp quốc về lương thực và nông nghiệp.
  • C. Liên hơp quốc.
  • D. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa.

Câu 16: Việc giải quyết những vấn đề nào sau đây đòi hỏi bắt buộc phải có sự hợp tác quốc tế?

1. Khắc phục ô nhiễm môi trường.

2. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Hạn chế sự bùng nổ dân số.

4. Khắc phục tình trạng đói nghèo.

5. Hạn chế tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu.

6. Chống lại và đẩy lùi chủ nghĩa khủng bố.

7. Ngăn ngừa và đẩy lùi nạn cướp biển.

8. Phòng, chống các dịch bệnh hiểm nghèo.

  • A. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
  • B. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  • C. 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8.
  • D. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.

Câu 17: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức 

  • A. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.
  • B. Hội đồng Hòa bình thế giới.
  • C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  • D. Chương trình Liêp hợp quốc về môi trường

Câu 18: UNESCO là tên viết tắt của tổ chức 

  • A. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.
  • B. Hội đồng Hòa bình thế giới.
  • C. Tổ chức Liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa.
  • D. Chương trình Liêp hợp quốc về môi trường.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác