Trắc nghiệm Công dân 8 cánh diều Ôn tập bài 4 - 6 (P1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 cánh diều Ôn tập bài (4 - 6) - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
ÔN TẬP BÀI 4 – 6 (PHẦN 1)
Câu 1: Môi trường có sự liên kết như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
- A. Không liên quan gì đến cuộc sống của con người
- B. Chỉ có chức năng cung cấp thức ăn cho con người
- C. Môi trường không hề có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người
D. Là điều kiện quan trọng, thiết yếu
Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong học tập là gì?
A. Nghiêm túc trong kì thi, không gian lận, đạo văn, mở tài liệu trong phòng thi
- B. Mặc kệ các việc làm sai trái của các bạn bè trong lớp khi mình được chứng kiến
- C. Tỏ thái độ gay gắt với bạn bè, thầy cô
- D. Giúp đỡ bạn khác sao chép tài liệu của bài tiểu luận cuối kỳ
Câu 3: Hành vi cha mẹ ép con cái phải gả theo ý muốn có được coi là một hình thức bạo lực gia đình hay không?
- A. Nếu không nghe theo sắp xếp của bố mẹ, mọi chuyện sau này của con cái bố mẹ sẽ không can thiệp được
B. Có, theo Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 (sửa đổi) đã quy định các hành vi bạo lực gia đình gồm các hành vi cưỡng ép tảo hôn, li hôn, hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp
- C. Chuyện cưới hỏi của con cái bố mẹ hoàn toàn có quyền ép đặt
- D. Việc con cái kết hôn là do bố mẹ sắp đặt
Câu 4: Dạo gần đây H biết T ham chơi, bỏ bê việc học tập nhưng khi được cô giáo hỏi thăm tình hình của T, H rất thản nhiên nói với cô rằng mình không biết gì hết. Theo em, H có đang thực hiện tốt việc bảo vệ lẽ phải hay chưa?
- A. H đã giúp T che giấu được tình hình với cô giáo
- B. H đã thực hiện tốt việc bảo vệ lẽ phải, để giúp T không bị cô giáo nghi ngờ
C. H chưa thực hiện tốt việc bảo vệ và tôn trọng lẽ phải vì H đã nói dối cô giáo
- D. H là người bạn tốt của T, luôn giúp T không gặp phải nhiều rắc rối tại trường học
Câu 5: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “………….. để lại nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.
A. Bạo lực gia đình
- B. Tệ nạn xã hội
- C. Chia sẻ việc nhà
- D. Bệnh dịch
Câu 6: Các hành vi nào sau đây được cho phép thực hiện?
- A. Che dấu hành vi khai thác rừng trái phép
B. Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi theo hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn
- C. Khai thác nguồn nước ngầm trái phép để kinh doanh
- D. Săn bắt và bán các động vật hoang dã, quý hiếm
Câu 7: Câu tục ngữ “Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn” phản ánh về vấn đề gì?
- A. Kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn
- B. Nhân ái, yêu thương con người
- C. Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
D. Tôn trọng và bảo vệ lẽ phải
Câu 8: Trước giờ xã H có hàng cây xanh chạy dọc theo hai bên đường làng, mang lại bóng mát và không khí trong lành cho người dân xung quanh. Nhưng từ khi ông P lên làm chủ tịch xã, vì muốn đường được rộng hơn, ông đã lên kế hoạch đốn hạ hết hàng cây để mở rộng đường. Tuy đường có rộng ra hơn nhưng việc chặt hết cây xanh làm cho không khí xung quanh mọi người trở nên ngột ngạt và nóng bức vào mùa hè. Theo em việc làm của ông P có làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không, ông P có thể thực hiện theo cách gì để vẫn có thể mở rộng được đường làng mà không bị mất đi một khối lượng cây xanh lớn?
- A. Việc làm của ông P ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, cây xanh rất cần thiết để tạo ra khí oxy cho sự sống của con người
- B. Đường làng rộng rãi đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của cả làng nên việc mất đi cây xanh có thể trồng lại về sau này
C. Trước khi lên kế hoạch làm lại đường, ông P cần lên kế hoạch di chuyển các cây xanh đó ra khu vực khác của xã để tiếp tục trồng và chăm sóc
- D. Sau khi có được đường rộng rãi hơn, có thể lên kế hoạch trồng thêm các cây xanh khác
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- A. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
- B. Là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội
- C. Tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật
D. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển
Câu 10: Thế nào là bạo lực gia đình?
- A. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học
B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình
- C. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng
- D. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình
Câu 11: Theo em vì sao từ khi trẻ còn nhỏ, chúng ta nên giáo dục chúng về các điều hay lẽ phải, phải biết tôn trong những điều đúng đắn?
- A. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt
- B. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ
C. Vì học sinh là thể hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước
- D. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn
Câu 12: Trên đường đi học về, A tình cờ bắt gặp hành vi trộm cắp của một nhóm côn đồ tại khu công nghiệp gần nhà. Vì sợ hãi nên A đã trốn sau bờ tường để không phải chạm mặt với kẻ xấu. Sau vụ trộm đó, khu công nghiệp bị mất một số máy móc quan trọng, giúp nhà máy có thể vận hành ổn định. Chủ của khu công nghiệp đã đem thông tin đăng tải lên tờ báo địa phương. Khi A và B đang đọc báo thì gặp được mẩu tin, A đã thú nhận với B về việc mình đã chứng kiến hành vi trộm cắp tài sản tại khu công nghiệp. Theo em, A nên làm gì để có thể giúp đỡ tìm ra kẻ xấu?
- A. A chỉ nên kể câu chuyện ngày hôm đó cho B, không nên kể cho quá nhiều người vì càng nhiều người biết thì A càng có thể có nguy cơ bị nguy hiểm tới tính mạng
- B. Vì chuyện này liên quan đến nhiều người nên A không nên tùy tiện kể với người khác vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân của mình
C. A cần thuật lại tình huống mà mình đã chứng kiến ngày hôm đó với cán bộ tại địa phương, cung cấp các thông tin cần thiết để sớm ngày tìm ra được kẻ gây án
- D. A chỉ cần kể hết tình huống ngày hôm đó đã chứng kiến với B
Câu 13: Hiện nay có nhiều người quan niệm rằng, vợ phải kiểm soát hết mọi chi tiêu của chồng để có thể “quản” được chồng tốt hơn. Theo em, việc làm này có phải là một hình thức của bạo lực gia đình không?
A. Đây là một hình thức bạo lực gia đình vì người vợ đang cố thâu tóm hết quyền tự do của người chồng
- B. Đây là một hình thức không tôn trọng chồng chứ không liên quan gì đến bạo lực gia đình
- C. Đây là một suy nghĩ rất chín chắn của những người vợ hiện đại
- D. Đây là cách giữ gìn hạnh phúc gia đình rất hiệu quả của các chị em hiện đại
Câu 14: Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
- A. Thấy anh K làm sai, anh H góp ý và khuyên anh K sửa đổi
- B. Anh B gửi đơn tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc của ông X
- C. Bạn V dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm
D. Chị H che giấu hành vi sử dụng chất ma túy của người thân
Câu 15: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam?
- A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
- B. Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy - hải sản
- C. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên
D. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường
Câu 16: Bà K là hàng xóm của nhà anh P, anh P rất nóng tính, các con anh làm bất cứ việc gì trái ý, anh thường dùng đòn roi để dạy dỗ các con. Một hôm bà K nghe thấy tiếng con anh P vừa khóc vừa la hét bên nhà, bà K vội chạy sang hỏi thăm tình hình, thì trông thấy cảnh anh P sử dụng gậy sắt để đánh con, bà có can ngăn thì bị anh ngăn cản và nói anh chỉ đang giáo dục các con. Và những ngày sau đó, bà K vẫn thường xuyên nghe thấy tiếng các con anh P ngào khóc. Nếu em là bà K trong trường hợp này em sẽ xử lý như thế nào?
- A. Nếu em là bà K, trong trường hợp này em sẽ báo cho chính quyền địa phương, để họ có các biện kịp thời ngăn chặn hành động bạo lực của anh P, giáo dục, xử phạt anh P vì hành động bạo lực của mình đối với các con
- B. Bà K không nên can thiệp quá sâu vào chuyện gia đình của người khác
- C. Bà K nên cùng gia đình nhà anh P can thiệp vào việc anh thường xuyên đánh con cái
D. Nếu em là bà K, em sẽ không có ý kiến gì về hành động của anh K vì thực tế anh D chỉ đang dạy dỗ con cái của mình, bà K không thể can thiệp vào chuyện gia đình của người khác
Câu 17: Đặt kỳ vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn A bắt con học quá nhiều,
không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm. Theo em, hành vi của bố mẹ bạn A thuộc hình thức bạo lực gia đình nào?
- A. Bạo lực về tình dục
- B. Bạo lực về thể chất
C. Bạo lực về tinh thần
- D. Bạo lực về tài chính
Câu 18: Điền vào chỗ trống trong câu sau “Ai cũng mong muốn hướng đến điều ……… trong cuộc sống. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải ……….. và bảo vệ lẽ phải”.
A. Tốt đẹp / tôn trọng
- B. Công bằng / bảo vệ
- C. Tuyệt vời / trân quý
- D. Thành công / tôn trọng
Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Tác động của con người không làm thay đổi hiện trạng vốn có của môi trường sống
- B. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản không bao giờ cạn kiệt
C. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống, tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế
- D. Môi trường không có tác động đến cuộc sống hiện tại của con người
Câu 20: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?
A. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.
- B. Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với đạo lí làm người.
- C. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
- D. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng.
Câu 21: Luật Tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
- A. Bảo vệ các công trình thủy lợi, đê, bờ kè thoát lũ.
B. Đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước.
- C. Tố cáo hành vi đổ chất thải chưa qua xử lí ra sông.
- D. Xử lí nước thải đúng quy trình và tiêu chuẩn kĩ thuật.
Câu 22: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề mục tiêu cá nhân?
- A. Chúng ta chỉ cần đặt ra mục tiêu, không cần lập kế hoạch hành động.
- B. Chỉ những người nghèo khó, kém cỏi mới cần xác định mục tiêu cá nhân.
C. Mục tiêu cá nhân đóng vai trò định hướng các hoạt động của con người.
- D. Những kì vọng mơ hồ, vượt quá khả năng vẫn được gọi là mục tiêu cá nhân.
Câu 23: Hành vi của nhân vật nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
- A. Bạn D không ôn tập kiến thức mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi.
- B. Biết người thân tàng trữ ma túy, chị H đã che dấu khi cơ quan công an điều tra.
- C. Thấy hàng xóm tổ chức đánh bạc, ông S ngó lơ vì không ảnh hưởng đến mình.
D. Anh P thu thập chứng cứ và tố cáo việc làm vi phạm pháp luật của ông K.
Câu 24: Hành vi nào dưới đây không phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- A. Thu gom và chuyển rác thải đến đúng nơi quy định.
B. Săn bắt động vật quý hiếm thuộc danh mục nguy cấp.
- C. Tố cáo hành vi khai thác, lấn, chiếm rừng trái phép.
- D. xây dựng chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh.
Câu 25: Đầu năm học, V quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. V đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn V thuộc loại mục tiêu nào sau đây?
- A. Mục tiêu sức khỏe.
- B. Mục tiêu sự nghiệp.
- C. Mục tiêu tài chính.
D. Mục tiêu học tập.
Bình luận