Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 8 cánh diều Ôn tập bài 1 - 3 (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 cánh diều Ôn tập bài (1 - 3) - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

ÔN TẬP BÀI 1 – 3 (PHẦN 2)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống, “Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về……, truyền thống, ………, tập quán, ngôn ngữ. Đó là những …….. của nhân loại cần được tôn trọng và kế thừa”?

  • A. Tình cảm/ tập quán/ vốn quý
  • B. Tình cảm/ giọng nói/ tình cảm
  • C. Tính cách/ tập quán/ tài sản
  • D. Tính cách/ phong tục/ vốn quý

Câu 2: Sáng tạo bắt nguồn từ đâu, muốn sáng tạo phải làm gì, có những đức tính gì?

  • A. Sáng tạo cần tiềm lực vô cùng lớn, để sáng tạo chúng ta không thể làm một mình được
  • B. Sáng tạo bắt nguồn từ những đam mê, tìm tòi rèn luyện; muốn sáng tạo cần không ngừng học tập sáng tạo, có tính siêng năng năng rèn luyện không ngại khó khăn
  • C. Tính sáng tạo chỉ có đối với những người thông minh, không phải ai cũng sáng tạo được
  • D. Sáng tạo cần đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của, không phải tự nhiên mà chúng ta có thể sáng tạo được

Câu 3: Biểu hiện của không tự hào về truyền thống của dân tộc được biểu hiện qua hành động nào sau đây?

  • A. Xuyên tạc, châm biếm về các sự kiện lịch sử
  • B. Tham gia nghĩa vụ quân sự
  • C. Học hành chăm chỉ, đạt được nhiều giải thưởng lớn
  • D. Chung tay xoa dịu mất mát cùng đồng bào gặp lũ lụt

Câu 4: Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

  • A. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có
  • B. Cần phê phán các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa
  • C. Mọi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về tính cách, văn hóa
  • D. Cần tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn hóa của bên ngoài

Câu 5: Hôm nay tình cờ T đọc được trên báo thông tin “Các công trình trên hai hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều được xây dựng lên từ các viên gạch có in hình Quốc huy để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam” T thắc mắc tại sao có rất nhiều việc làm mang nhiều tiếng vang hơn để thể hiện tinh thần yêu nước, khẳng định chủ quyền dân tộc mà nhà nước lại chọn việc đúc ra những viên gạch rồi đem xây dựng liệu mọi người có quan sát được hết không. Theo em, suy nghĩ của T là đúng hay sai?

  • A. Suy nghĩ của T không hoàn toàn sai vì nếu thực hiện các công việc có tiếng vang rộng rãi thì sẽ giúp được nhiều người biết hơn về chủ quyền biển đảo quê hương
  • B. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm được các điều rầm rộ để quảng bá về hình ảnh của quê nhà vì có khi việc làm của chúng ta có thể ảnh hưởng tới tình hình chính trị của các nước khác
  • C. Cách suy nghĩ của bạn T là sai vì nhà nước đã quyết định làm gì tất yếu phải có chính kiến riêng nên bạn không cần thắc mắc tại sao lại không làm việc hay làm việc kia
  • D. Suy nghĩ của bạn T có ý nhằm giúp nhiều người biết về chủ quyền biển đảo quê hương, nhưng để thể hiện lòng yêu nước, tinh thần gìn giữ chủ quyền của nước nhà chúng ta có thể làm từ rất nhiều các việc nhỏ bé hằng ngày

Câu 6: Ý nào sau đây đúng?

  • A. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế
  • B. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng
  • C. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cánh, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc
  • D. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy

Câu 7: Trong một lần học nhóm, nhóm bạn của H có tìm hiểu về các nét đặc trưng của các quốc gia dân tộc, H không mấy quan tâm vì cho rằng việc tìm hiểu về các quốc gia dân tộc không liên quan gì đến một cá nhân nhỏ bé như mình vì với ý nghĩ chỉ cần tì hiểu rõ ràng về các nền văn hóa của nước mình là đủ. Các bạn có nói vì đây là bài tập nhóm nên mong H tập trung cùng làm với nhóm để đạt được kết quả cao trong công việc. Theo em, việc suy nghĩ của H như vậy là đã đúng chưa? Vì sao?

  • A. Không nên tìm hiểu đa dạng các nền văn hóa của các quốc gia, chúng ta chỉ nên chọn lọc tìm hiểu về các quốc gia có nền kinh tế phát triển để có thể học hỏi được những điều tốt đẹp
  • B. Suy nghĩ của bạn H có ý đúng vì đối với một cá nhân học sinh còn nhỏ tuổi, chúng ta không nên dành thời gian tìm hiểu về các nền văn hóa của các quốc gia vì điều đó làm tốn thời gian, không phục vụ được cho việc học tại trường
  • C. Hành động của H như vậy là chưa đúng. Vì không chỉ chúng ta nên tìm hiểu về nền văn hóa của nước mình mà còn nên tìm hiểu đa dạng các nền văn hóa của các quốc gia khác như một cách để thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia dân tộc, mà còn giúp chúng ta học hỏi được thêm những điều bổ ích từ các nền văn hóa mớ
  • D. Suy nghĩ của bạn H như vậy là đúng đắn vì việc tìm hiểu về các nền văn hóa của các quốc gia tốn rất nhiều thời gian và công sức, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến việc học

Câu 8: Vào ngày 11/6 khi đang thi đấu, vận động viên nhảy cao Đào Văn Thủy khi vừa hoàn thành xong bước nhảy thành công, chưa kịp ăn mừng thì cờ Việt Nam được kéo lên để trao huy chương cho 2 vận động viên điền kinh giành huy chương vàng và huy chương bạc. Anh bất ngờ dừng lại, đứng nghiêm và chào cờ. Các khán giả đang theo dõi trên sân cũng ngay lập tức đứng lên và chào cờ trong không khí nghiêm trang”. Hành động nào thể hiện tinh thần yêu nước?

  • A. Ăn mừng chiến thắng sau bước nhảy thành công
  • B. Trao huy chương vàng và bạc cho các vận động viên giành chiến thắng
  • C. Thực hiện thành công bước nhảy xa
  • D. Đứng nghiêm trang chào cờ

Câu 9: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng
  • B. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn
  • C. Giá cả tăng
  • D. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng

Câu 10: Theo em, sự cần cù, sáng tạo có phải ngẫu nhiên mà chúng ta có được không?

  • A. Mỗi chúng ta đều có thể được công nhận là người cần cù sáng tạo trong lao động nếu chúng ta luôn không ngừng học tập, rèn luyện, tìm tòi ra các sáng kiến hay, ý tưởng hữu dụng
  • B. Cần cù và sáng tạo là phẩm chất gắn với chúng ta từ khi mới sinh ra
  • C. Ai cũng có thể được công nhận là người cần cù và sáng tạo trong lao động
  • D. Sự cần cù và sáng tạo chỉ đến với những người thật sự có tiềm năng không phải ai cũng có tố chất để sáng tạo

Câu 11: Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây?

  • A. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài
  • B. Tích cực học tập không kể ngày đêm
  • C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập
  • D. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó

Câu 12: Biểu hiện của sự tôn trọng truyền thống của dân tộc là?

  • A. Chê bai các mẫu cổ phục
  • B. Tư tưởng sính ngoại, bài trừ các sản phẩm truyền thống
  • C. Xuyên tạc về các ngày lễ trong năm
  • D. Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn

Câu 13: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự sáng tạo trong lao động?

  • A. Duy trì nếp cũ, e ngại việc cải tiến phương pháp làm việc
  • B. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng lao động
  • C. Sửa chữa sai lầm, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân
  • D. Tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả

Câu 14: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây khi bàn về truyền thống dân tộc?

  • A. Truyền thống dân tộc không đem lại giá trị đối với sự phát triển của mỗi người
  • B. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế
  • C. Trong thời đại mở cửa, hội nhập, truyền thống dân tộc không còn quan trọng
  • D. Giữ gìn truyền thống dân tộc là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa

Câu 15: Khi nhắc tới “đất nước mặt trời mọc” là nói tới quốc gia nào?

  • A. Thái Lan
  • B. Trung Quốc
  • C. Nhật Bản
  • D. Hàn Quốc

Câu 16: Dựa vào máy gieo hạt theo công nghệ mới của bác L mà công sức lao động của bà con giảm đi đáng kể. Bác L ngày càng được mọi người yêu quý, theo em bác L đã áp dụng điều gì vào trong lao động?

  • A. Bác L làm việc rất chăm chỉ nên được mọi người yêu quý hết lòng
  • B. Bác L không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn áp dụng được tính hiện thực vào trong lao động
  • C. Bác L là một người nông dân chăm chỉ làm việc và áp dụng được tính sáng tạo vào trong lao động
  • D. Bác L là một người nông dân mẫu mực, xứng đáng được mọi người yêu quý

Câu 17: Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính cần cù, chăm chỉ trong lao động?

  • A. Thất bại là mẹ thành công
  • B. Chịu khó mới có mà ăn
  • C. Thua keo này, bày keo khác
  • D. Thắng không kiêu, bại không nản

Câu 18: “Cô Nguyễn Thị N người đã đưa ra rất nhiều giải pháp để cải tiến giáo dục tại địa phương, theo cô N, giáo dục không chỉ là dạy học đơn thuần mà còn phải mà còn phải phát triển thêm các phương pháp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh với mục tiêu kiến tạo nên ngôi trường hạnh phúc”, “Anh Lê Văn M là một kỹ sư tại nhà máy đường Lam Sơn đã vận dụng sáng tạo các kiến thức chuyên môn để thành công điều khiển máy ép và khuếch tán, mang lại hiệu quả cao cho nhà máy, giúp tiết kiệm chi phí…”. Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo trong các mẩu chuyện trên?

  • A. Chỉ có các nghề có đóng góp nhiều cho xã hội mới cần đến sự sáng tạo
  • B. Dù chúng ta làm nghề gì thì cũng cần phải cần mẫn làm việc và có tư duy sáng tạo, để tạo ra những thành quả lao động có giá trị cho chúng ta và xã hội
  • C. Chỉ có các ngành nghề liên quan đến khoa học kĩ thuật chúng ta mới cần sáng tạo, để giúp tiết kiệm các chi phí trong việc vận hành máy móc
  • D. Sự sáng tạo trong lao động chỉ đến với chúng ta khi tất công việc chúng ta làm có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội

Câu 19: Những sáng tạo trong lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động?

  • A. Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người
  • B. Đất canh tác được cải thiện
  • C. Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh
  • D. Nguồn việc làm dồi dào

Câu 20: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp,… để ta học hỏi
  • B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có
  • C. Nên tiếp thu tất cả các thành tựu văn hóa nước ngoài
  • D. Không nên tiếp thu, học hỏi văn hóa bên ngoài

Câu 21: Theo em, hành động ăn và tìm hiểu về cách làm một món bánh có nguồn gốc từ nước ngoài thể hiện sự tôn trọng về mặt nào?

  • A. Bản sắc văn hóa
  • B. Ẩm thực
  • C. Tính cách
  • D. Ngôn ngữ

Câu 22: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về truyền thống dân tộc?

  • A. Truyền thống dân tộc là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.
  • B. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.
  • C. Giữ gìn truyền thống là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa.
  • D. Truyền thống dân tộc là tài sản quý báu được tổ tiên tạo dựng, lưu truyền.

Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

  • A. Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu.
  • B. Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi bản sắc của dân tộc mình.
  • C. Chỉ nên tôn trọng, tiếp thu và học hỏi những nền văn hóa lớn trên thế giới.
  • D. Đoàn kết, tôn trọng là một trong những việc làm chống phân biệt chủng tộc.

Câu 24: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong thuật ngữ sau: “……là sự tồn tại của nhiều dân tộc khác nhau ở một khu vực hoặc trên thế giới”.

  • A. Đa dạng của các dân tộc.
  • B. Bản sắc văn hóa dân tộc.
  • C. Bản sắc văn hóa phong phú.
  • D. Đa dạng của các nền văn hóa.

Câu 25: Lao động sáng tạo được biểu hiện thông qua hành vi nào sau đây?

  • A. Chăm chỉ, chuyên cần có trách nhiệm với công việc được giao.
  • B. Làm việc đều đặn và không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn.
  • C. Suy nghĩ, tìm ra cách làm việc mới để đem lại kết quả cao hơn.
  • D. Cố gắng, nỗ lực để hoàn thành đúng hạn công việc được giao.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác