Tổng hợp những bài viết số 3 ngữ văn 12 hay nhất với đầy đủ các đề (8 đề)

Tech12h.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 3 hay nhất ngữ văn 12 với đầy đủ 8 đề. Theo đó, bài viết số 3 lớp 12 gồm có 8 đề, mỗi đề Tech12h gửi đến bạn đọc 4 - 5 bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

Tổng hợp những bài viết số 3 ngữ văn 12 hay nhất với đầy đủ các đề (8 đề)

[toc:ul]

Đề bài: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào?....

Bài làm

Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Ông là một tượng đài về thể thơ lục bát. Nhắc tới ông, người đọc liền nghĩ ngay tới “Việt Bắc” – một bản tình ca dạt dào cảm xúc để lại trong lòng người đọc một cảm xúc khó diễn tả được. Mỗi câu thơ như vẽ ra một khung cảnh rất đỗi bình dị của quê hương, đất nước, con người mà nơi ấy ân nghĩa, sự thủy chung như làm điểm nhấn nổi bật trên tất cả. Bài thơ “Việt Bắc” cũng thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

“Việt Bắc” được sáng tác vào tháng 10/1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó.

Tính dân tộc được thể hiện ở hai phương diện, nội dung và hình thức. Trước hết về mặt nội dung bài thơ thể hiện ở những khía cạnh sau, hình ảnh chiếc “áo chàm” rất đỗi giản dị, tự nhiên:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

“Áo chàm” là hình ảnh hóan dụ cho người dân Việt Bắc anh hùng nhưng chân thực. Câu thơ như đang ca ngợi tình người của con người Việt Nam. Từ những con người xa lạ không quen biết, chiến tranh đã kéo đẩy họ lại gần với nhau để giờ đây kỉ niệm tưởng chừng ngắn ngủi như lại dài đằng đẵng ấy vô thức còn đọng lại trong tâm trí của họ. Bài thơ là cuộc đối thọai “mình – ta” vừa ngọt ngào, vừa sâu lắng:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Khỏang thời gian 15 năm xảy ra biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm của lịch sử để cho tình nghĩa giữa chiến sĩ và người dân Việt Bắc ngày một gắn bó keo sơn.

Bên cạnh đó, hình ảnh chiến sĩ cách mạng hiện lên cũng rất chân thực, mang đậm tính dân tộc. Trong giờ phút chia ly, họ bịn rịn không nỡ rời xa:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Chỉ một cái “cầm tay” nhưng sao khó nói nên lời tới vậy. Cầm tay như truyền them cả sức mạnh, cả hơi ấm của người ở lại cho người ra đi. Họ một lòng một dạ thủy chung son sắt:

“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”

Hình ảnh “mình” lặp đi lặp lại mang dụng ý của tác giả. Người chiến sĩ và người dân Việt Bắc họ như hòa quyện lại làm một không phân biệt rạch ròi được. Ân nghĩa sâu nặng giữa họ không thể đong đếm. Rời xa Việt Bắc người chiến sĩ mang trong mình bao nỗi nhớ, nhớ về thiên nhiên hùng vĩ, nhớ về tình người Việt Bắc. Tuy nhiên họ vẫn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời.

Song song với hình ảnh con người, hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Việt Bắc cũng hiện lên cũng mang đậm tính dân tộc. Bức tranh tứ bình đã được ngòi bút của Tố Hữu tô vẽ thêm thắt một cách sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Con người và thiên nhiên như hòa quyện lại với nhau. Thiên nhiên làm nền cho sự xuất hiện của con người. Nếu như câu lục là thiên nhiên thì câu bát là sự xuất hiện của con người. Tưởng chừng như hai hình ảnh này không liên quan đến nhau nhưng không phải như vậy. Mà con người tô điểm cho thiên nhiên thêm đẹp, thêm rực rỡ hơn. Con người xua đi cái lạnh giá của thiên nhiên, hòa mình vào với thiên nhiên để làm những công việc thường ngày nhưng hết sức đẹp đẽ, nên thơ.

Việt Bắc trong thơ Tố Hữu còn hiện lên với những địa danh lịch sử hào hùng, tráng lệ: Tân Trào, Hồng Thái, Ngòi Thia sông Đáy, sông Lô, Núi Hồng….

Có thể thấy, cảnh và người trong bài thơ Việt Bắc hiện lên rất thân thương giản dị mà giàu tình người, đậm đà tính dân tộc sâu sắc.

Tính dân tộc thể hiện sâu sắc nhất ở mặt hình thức. Một là, thể thơ lục bát truyền thống với kết cấu lời đối đáp của đôi trai gái, giữa kẻ ở lại và người về xuôi. Lục bát là thể thơ dân tộc nó đã quá quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng ngôi xưng “mình-ta” để bộc lộ hết tâm tư tình cảm của mình:

“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Tính dân tộc còn được thể hiện ở phương diện ngôn ngữ, nhạc điệu: Ngôn ngữ vừa giản dị, gần gũi với đời thường lại dễ thuộc, dễ nhớ kết hợp với nhạc điệu uyển chuyển, nhẹ nhàng có lúc thủ thỉ, tâm tình, lúc thì đằm thắm mượt mà lúc lại ngọt ngào êm dịu.

“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già”

Ngòai ra, hình ảnh thơ cũng thấm nhuần tính dân tộc. Ta từng bắt gặp nhiều hình ảnh giản dị trong thơ của các nhà thơ khác nhưng với thơ Tố Hữu ta lại thấy nó rất tự nhiên, thỏai mái lại rất tinh tế: Hình ảnh “trám bùi”, “măng mai”. “trăng”, “nắng”, “bản”… gần gũi biết bao!

Tóm lại, bài thơ “Việt Bắc” – đỉnh cao của văn học Việt Nam và cũng là bài thơ để đời của Tố Hữu. “Việt Bắc” là khúc ca về thiên nhiên, con người Việt Bắc, là tiếng hát ân nghĩa thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc, là tình yêu, tình thương của Tố Hữu dành cho Việt Bắc. Bằng ngôn ngữ giản dị, gắn liền với đời thường kết hợp với thủ pháp nghệ thuật như lặp từ, hóan dụ.. đã lột tả được nỗi nhớ da diết của tác giả với mảnh đất đầy kí ức và kỉ niệm. Song song với đó, thể thơ lục bát kết hợp một cách nhuần nhuyễn đã đưa đẩy cảm xúc của Tố Hữu lên đỉnh cao để có thể sáng tác ra được một bài thơ tuyệt vời đến như vậy.  Và “Việt Bắc” là một bài thơ thể hiện đậm đà tính dân tộc.

=> Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 3 văn 12 đề 1a

Đề bài: Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội....

Bài làm

Chiến tranh qua rồi. Thế hệ trẻ hôm nay không còn phải nghe những tiếng đạn bom gào thét đen kịt một vùng trời như những người lính năm xưa phải chứng kiến. Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người đã phải bỏ lại một phần cơ thể mình trên chiến trường xa xôi… Khi chúng ta đang được tung tăng cắp sách tới trường, thì ở đâu đó có những trái tim đang nghẹn ngào, thổn thức với những kí ức đầy đau thương nhưng cũng đầy oanh liệt của năm tháng chiến tranh gian khổ khi xưa. Trong nỗi nhớ ấy, nhà thơ Quang Dũng đã viết :

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

               .......

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Đoạn thơ trích trong bài Tây Tiến do Quang Dũng viết cùng với nỗi nhớ da diết về đoàn quân Tây Tiến, mà trong đó chính bản thân ông cũng là một người lính. Ông đã cùng đồng đội trải qua biết bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu khó khăn, nay hòa bình lập lại cũng là lúc mọi người chia tay nhau trở về quê nhà. Ông nhớ lại kỉ niệm năm xưa, nhớ lại những gì mà đoàn quân đã trải qua… Bao nhiêu xúc cảm ùa về, ông dãi bày lên trang giấy cùng những vần thơ chân thành, giản dị.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

Câu thơ mở đầu như khởi nguồn dòng cảm xúc đang trào dâng trong lòng nhà thơ. Theo sau đó là dấu chấm than ẩn chứa bao nghẹn ngào, lưu luyến khó nói được thành lời. Nhớ ! Mỗi nỗi nhớ chơi vơi…. Không ai hiểu nhớ chơi vơi là nỗi nhớ như thế nào nhưng có lẽ trong giây phút này, nhà thơ chỉ muốn được chạy ngay đến bên đồng đội của mình, ôm chầm lấy họ trong vòng tay thắm thiết, rồi cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của một thời chiến tranh gian khổ nơi rừng thiêng nước độc với bao hiểm nguy, trắc trở rập rình. Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông… những cái tên đã trở thành dấu ấn trong mỗi người lính mà họ không bao giờ quên. Quang Dũng cũng vậy, bước chân họ đã cùng nhau trải qua biết bao sương gió, bao mỏm đá gập ghềnh, cùng nhau lội qua bao con suối, cùng nhau vượt thác, vượt đèo để chiến đấu hết mình vì Tổ quốc mai sau. Có những khi phải vượt qua con dốc khúc khuỷu, thăm thẳm, hay những ngọn đồiHeo hút cồn mây súng ngửi trời… Nhà thơ tái hiện lại những hiểm nguy trên con đường hành quân, người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được trong cuộc hành trình ấy có rất nhiều trắc trở, nhưng giọng thơ của tác giả lại thể hiện sự hào hứng và tinh thần sẵn sàng, không bao giờ quản ngại khó khăn.

Nhưng hỡi đồng đội thân yêu, hỡi những người lính can đảm, giàu lòng hi sinh, dù tinh thần có sắt đá đến mấy thì thân xác này vẫn chỉ là máu, là thịt, là xương. Và rồi, cũng đã có người ngã xuống giữa muôn trùng sóng gió :

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời !

Có lẽ lúc này nước mắt nhà thơ đang thầm rơi trong lòng và trên đầu ngòi bút của ông như chất chứa bao cảm xúc nghẹn ngào. Không gì quý bằng mạng sống, nhưng nếu ai cũng chỉ biết giữ mạng sống cho riêng mình thì đất nước đâu có ngày được bình yên ? Bởi thế trong hình ảnh người lính ngã xuống vẫn ánh lên niềm quyết tâm rằng : anh sẵn sàng hi sinh cho đàn em, cho đồng bào, cho đất nước. Mạng sống quý thật đấy, đã mất đi rồi không bao giờ lấy lại được nữa, nhưng anh nguyện hiến dâng mạng sống mình cho những mạng sống khác được có ngày hạnh phúc, yên vui. Sự hi sinh của anh thật cao cả biết nhường nào. Tác giả đã đặt dấu chấm than cuối câu như một lời tiễn biệt linh thiêng để tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Đất nước này và thế hệ trẻ sau này mãi mãi nhớ ơn anh – những người lính đã chẳng tiếc thân mình, lại càng không tiếc máu và xương của mình cho thế hệ hôm nay. Và Quang Dũng – ông cũng tự thấy mình may mắn khi còn lành lặn trở về. Bởi thế, nỗi nhớ về đồng đội trong ông chưa bao giờ nguôi. Trong những lúc khó khăn nhất, gian khổ nhất, người ta mới thấm thía nhất tình người là gì. Những người lính – mỗi người một phương, nhưng luôn cùng chung một chí hướng là hướng về đất nước, hướng về hàng trăm nhân dân, hàng trăm em nhỏ đang thao thức được cắp sách tới trường. Thế nên, dù phải vượt qua bao gian khó, phải liều mình băng qua đạn bom, những người lính Tây Tiến nói riêng và người lính của cách mạng Việt Nam nói chung luôn sẵn sàng cống hiến hết tất cả những gì mình có. Tuổi trẻ, ước mơ, hoài bão và tình yêu nồng nàn trong sáng… các anh đều gác lại vì anh hiểu rằng phía sau mình còn biết bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu đời trẻ đang sống, đang khát khao được độc lập, tự do, được hòa bình thống nhất.

Trong nỗi nhớ nồng nàn da diết, Quang Dũng cũng không quên có những Đêm Mường Hịch cọp trêu người, hay những chiều chiều oai linh thác gầm thét… Dù tất cả đã trở thành dĩ vãng nhưng xúc cảm về những năm tháng ấy vẫn còn mãi trong tim nhà thơ, trong tim những người lính đã từ cõi chết trở về. Và rồi, khi đạn bom lắng xuống, nhà thơ lại nhớ hình ảnh của người con gái giấu xôi nuôi quân giữa rừng :

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Mùa em – chỉ có những người lính Tây Tiến và Quang Dũng mới hiểu mùa em là mùa như thế nào. Mùa mà mùi thơm của cơm nếp làm ấm lòng người chiến sĩ, mùa của những người con gái hiền dịu, khéo léo và can đảm, chịu thương chịu khó làm hậu phương vững chắc cho các anh có cơm ăn để giữ sức đánh lại kẻ thù.

Đoạn thơ chỉ có bấy nhiêu câu nhưng là cả một miền kí ức đáng nhớ trong lòng tác giả. Ở đó có hình ảnh người lính vừa oanh liệt, vừa bi tráng. Có người đã trở về với quê hương, đoàn tụ với gia đình, nhưng có những người đã mãi mãi bỏ lại đời xanh trên con đường hành quân đầy gian khó. Bao nhiêu cảm xúc vừa nhung nhớ, vừa hạnh phúc, và vừa cảm thương cho người lính được tác giả thể hiện trong từng câu thơ, từng vần chữ. Đoạn thơ đã cho người đọc thấu hiểu thêm về những năm tháng chiến tranh của dân tộc, đồng thời cảm nhận được công lao to lớn và tình đồng đội thắm thiết của đoàn quân Tây Tiến. Hòa bình đã lập lại nhưng những người lính ấy dù còn hay đã mất vẫn mãi mãi trường tồn cùng đất nước Việt Nam.

=> Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 3 văn 12 đề 1b

Đề bài: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Quang Dũng là nhà chiến sĩ là nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, những hình ảnh nổi bật trong bài thơ được Quang Dũng miêu tả rất chi tiết và mang đậm giá trị nổi bật trong phép xây dựng nhân vật của nhà thơ, hình ảnh nổi bật bi tráng nổi bật nhất trong bài thơ là bài Tây Tiến.

Bài thơ nổi bật với những hình tượng ngôn ngữ và nhân vật nổi bật trong tác phẩm, giá trị của nó không chỉ đem lại cho con người những hoài niệm nỗi nhớ và còn đậm nét lên những giá trị về hình tượng người lính trong toàn bộ tác phẩm, hình ảnh người lính hiện lên với những nét kiêu hùng và lãng mạn thể hiện những nét bi tráng trong phong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ.

Với những hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt nhưng đoàn quân tây tiến đã làm nổi lên những giá trị to lớn trong toàn bộ tác phẩm, giá trị của nó không chỉ đem lại những nổi nhớ và khắc họa lên toàn bộ hình ảnh của nhân vật về một giá trị và hình tượng người lính hiện lên với những nỗi nhớ thương da diết và vô cùng mạnh mẽ khắc nghiệt. Những hình ảnh nổi bật được hiện lên trong toàn bộ tác phẩm đã khắc họa sâu sắc trong toàn bộ giá trị của tác phẩm, những hình tượng đó đã khắc họa sâu sắc sự kiên cường và ý chí quyết tâm trong việc xây dựng ngôn ngữ điển hình và nhân vật phong phú.

Dù cho thiên nhiên có khăc nghiệt nhưng những người chiến sĩ vẫn luôn luôn kiên cường và tạo nên những phong cách rất điển hình:

Dốc lên khúc khuỷu sốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây sung ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Dù cho thiên nhiên có khắc nghiệt nhưng hình tượng người lính vẫn luôn nổi bật và điển hình trong cách tạo dựng lên giá trị cho toàn bộ tác phẩm, những giá trị đó làm tăng lên phong cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nhân vật trong tác phẩm. Những giá trị đó đã làm tăng lên những nét điển hình trong nghệ thuật của tác giả với những nét nổi bật đó, tác phẩm hiện lên với những phong cách đặc trưng, người chiến sĩ hiện lên với vẻ oai phong lẫm liệt.

Dù cho không gian thời gian có làm tăng lên mức độ nguy hiểm nhưng điều đó không làm chùi bước kiên trì và sự quyết tâm để làm nên những chiến công lừng lẫy cho đoàn quân Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân anh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Với những nét kiên cường dù cho thiên nhiên có khắc nghiệt làm cho ý chí và lòng quyết tâm của chiến sĩ không hề bị phôi phai, những đoàn binh phải chịu đựng hàng trăm những gian nan và nguy hiểm đó đã tác động xấu đến thân thể của người lính, nhưng nó không làm phôi phai đi tinh thần của người chiến sĩ Tây Tiến.

Dù cho có bao nhiêu gian nan nguy hiểm nhưng những người chiến sĩ của ta vẫn luôn kiên trì bền bỉ và làm nên những giá trị mạnh mẽ và to lớn cho dân tộc ta, những hình ảnh nổi bật trong toàn bộ tác phẩm, đã làm tăng lên sự sống và ý chí quyết tâm đánh thắng được kẻ thù, bao nhiêu gian nan nguy hiểm nhưng không bao giờ chùi bước, điều đó có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tác phẩm, nó làm tăng lên giá trị trong việc sử dụng ngôn ngữ và sự sống của mỗi chúng ta khi ngày hôm nay đang được hưởng những thành quả do những người chiến sĩ đã phải bỏ qua xương máu và tuổi thanh xuân của mình để có thể hoàn thành.

Với hàng loạt những nét nổi bật và điển hình trong toàn bộ tác phẩm, người chiến sĩ Tây Tiến được hiện lên trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt đó là trong những bước chân hành quân đang chinh chiến trên những đặc khu nguy hiểm và vô cùng gian nan, những điều đó làm nên những giá trị to lớn trong toàn bộ tác phẩm của người. Những hình ảnh tiêu biểu và điển hình đó đã khắc họa sâu sắc toàn bộ nhân vật trung tâm trong toàn bộ tác phẩm là hình tượng người lính chiến sĩ, luôn phải chịu đựng những đau đớn do chiến tranh gây lên, và những điều đó đã làm nổi bật lên sự anh dũng kiên cường:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo

Những hình ảnh người lính đang hiện lên ngày càng sâu sắc và mang những ý nghĩa to lớn trong toàn bộ tác phẩm, giá trị của nó không chỉ để lại một người linh luôn kiên trì và vượt qua mọi bước chân nguy hiểm để có thể chiến thắng được kẻ thù, dù cho không gian chiến đấu có nguy hiểm tới mức độ nào đi nữa thì hình tượng người lính vẫn hiện lên vô cùng đặc sắc và độc đáo, tạo dựng nên hình tượng người lính trong toàn bộ tác phẩm.

Hình ảnh người lính đẹp và đang gian nan vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm để có thể làm nên những chiến công lừng lẫy vượt qua bao gian nan để có thể chiến thắng được quân thù, dù cho nguy hiểm nó luôn dình dập đe dọa sự sống của con người nhưng người chiến sĩ của ta vẫn luôn kiên trì vượt qua dù cho nó có bao gian nan và vất vả. Cuộc sống có muôn vàn những khó khăn và vất vả nhưng những người chiến sĩ vẫn luôn vững bước vào một cuộc đời có ý nghĩa và tươi đẹp hơn, những điều đó không chỉ để lại cho con người những động lực để có thể phấn đấu làm nên mọi điều tốt đẹp.

Và người lính hiện lên trong những giấc mơ và mộng gửi về những người thân yêu trong gia đình, dáng kiều thơm đó là những người chiến sĩ đang mơ về một thời đang cắp sách tới trường, và mắt trừng gửi mộng ra biên giới để nói về ý chí quyết tâm đánh thắng được kẻ thù xâm lược của dân tộc Việt Nam, những điều đó có ý nghĩa mạnh mẽ làm sống lên sức sống của con người:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về viên chăm xây hồn thơ

Với những nghệ thuật nổi bật Quang Dũng đã xây dựng lên một hình tượng người lính điển hình, và giá trị đó đã làm tăng lên giá trị về phép sử dụng ngôn ngữ trong phong cách xây dựng nhân vật của tác giả. Với những tình cảm đó tác giả đang dần sống trong những cảm xúc nhớ thương về những điều đã qua, đó là những kỉ niệm hạnh phúc và da diết nhất trong cuộc đời của mỗi con người, cảm xúc đó đã được thể hiện và ngập tràn trong những cảm xúc riêng, nó bao chứa trong đó là tình cảm chân thành và da diết trong cuộc đời của tác giả về chính tâm hồn của mình, với lời thơ đầy cảm xúc tác giả đã thể hiện được mạnh mẽ tâm hồn và trái tim đang nồng nhiệt cảm xúc của chính mình.

Những kỉ niệm đó đã mang đậm những nét đặc sắc và một trái tim đang lên thơ của tác giả, với những nét bi tráng trong việc xây dựng nên hình tượng của nhân vật tác giả, đang được sống trong những khoảnh khắc hoài niệm về quá khứ đã xa, đó là những kí ức ngủ quên, và những kí ức trong ngập tràn cảm xúc của con người, biết được những điều đó, chúng ta sẽ thấy được tài năng của tác giả thật cao siêu và nó mang một ý nghĩa to lớn về tâm hồn cũng như giá trị sống của mỗi con người.

Với tài năng của mình, Quang Dũng đã xây dựng được thành công hình tượng người lính với những tính chất điển hình, và mang đậm giá trị về tài năng và phẩm giá luôn luôn được con người đề cao và cải thiện mỗi ngày.

=> Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 3 văn 12 đề 2a

Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau...

Bài làm

“Ôi! Nỗi nhớ, có bao giờ thế!”. Nỗi nhớ đi qua thời gian, vượt qua không gian. Nỗi nhớ thấm sâu lòng người... Và nỗi nhớ ấy cứ ray rứt, da diết trong tầm hồn người chiến sĩ cách mạng miền xuôi khi xa rồi Việt Bắc thân yêu - nơi đã từng nuôi nấng mình trong những ngày kháng chiến gian lao...

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai - tiếng hát ân tình thủy chung.

Trong cùng một đoạn thơ ngắn nhưng từ “nhớ” đã được lặp lại năm lần. Nỗi nhớ xuyên suốt từ câu đầu đến câu cuối đoạn. Hai dòng đầu là lời khơi gợi, “nhắc khéo”: mình có nhớ ta không? Riêng ta, ta vẫn nhớ! Cách xưng hô gợi vẻ thân mật, tình cảm đậm đà tha thiết. Ta với mình tuy hai mà một, tuy một mà hai.

Người ra đi nhớ những gì? Việc Bắc có gì để mà nhớ, đế mà thương? Câu thơ đã trình bày rất rõ?

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Núi rừng, phong cảnh Việt Bắc được ví như “hoa”. Nó tươi thắm, rực rỡ và “thơm mát”. Trong bức tranh thiện nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên giản dị, chân chất, mộc mạc mà cao đẹp vô cùng! Con người và thiên nhiên lồng vào nhau, gắn kết với nhau tạo nên cái phong thái riêng của Việt Bắc.

Bốn mùa đất nước đi qua trong những câu thơ ngắn gọn bằng các hình ảnh, chi tiết chắt lọc, đặc trưng. Mỗi mùa mang một hương vị độc đáo riêng.

Mùa đông, rừng biếc xanh, điểm lên những bông hoa chuối “đỏ tươi” và ánh nắng vàng rực rỡ. Xuân đến, cả khu rừng bừng sáng bởi màu trắng của hoa mơ. Hè sang, có ve kêu và có “rừng phách đổ vàng". Và khi thu về, thiên nhiên được thắp sáng bởi màu vàng dìu dịu của ánh trăng. Đoạn thơ tràn ngập những màu sắc chói lọi, rực rỡ: xanh, đỏ, vàng, trắng... Những màu sắc ấy đập mạnh vào giác quan của người đọc. Tiếp xúc với những câu thơ của Tố Hữu, ta như được chiêm ngưỡng một bức tranh sinh động. Trong đó, những gam màu được sử dụng một cách hài hòa tự nhiên càng tôn thêm vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.

Thời gian vận hành nhịp nhàng trong những dòng thơ. Nó bước những bước rắn rỏi, vững chắc khiến ta chẳng thể thấy phút giao mùa. Thiên nhiên Việt Bắc còn được mô tả theo chiều dọc thời gian. Buổi sáng hoa “mơ nở trắng rừng”, trưa nắng vàng rực rỡ và khi đêm về, trăng rọi bàng bạc khắp nơi... Núi rừng Việt Bắc như một sinh thế đang biến đổi trong từng khoảnh khắc...

Và cái phong cảnh tuyệt vời, đáng yêu ấy càng trơ nên hài hòa nắng ấm, sinh động hẳn lên khi xuất hiện hình ảnh của con người. Con người đang lồng vào thiên nhiên, như một đóa hoa đẹp nhất, có hương thơm ngào ngạt nhất. Mỗi câu thơ tả cảnh đi cặp với một câu thơ tả người. Cảnh và người đan xen vào nhau một cách hài hòa. Đây là những con người lao động, gắn bó, hăng say với công việc. Kẻ “dao gài thắt lưng”, người “đan nón”, “cô em gái hái măng một mình” và tiếng hát ân tình của ai đó vang lên giữa đêm rừng núi xôn xao... Hình ảnh con người làm nét đẹp của thiên nhiên thêm rực rỡ. Chính họ đã gợi nên nỗi nhớ da diết cho người ra đi. Đọc đoạn thơ, ta có cảm nhận những vẻ dẹp bình dị mà trong sáng của tâm hồn người Việt Bắc. Ở đó họ đối xừ với nhau bằng tình nghĩa mặn mà, chân thật, bằng sự thủy chung “trước sau như một”. Họ đã nuôi chiến sĩ, nuôi cách mạng, nuôi cuộc kháng chiến của dân tộc... Những con người Việt Bắc tuy bình dị nhưng thật anh hùng.

Khơi gợi hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây, Tố Hữu đã thể hiện một tình cảm tha thiết, ân tình sâu nặng và nỗi nhớ thương sâu sắc. Ta với mình, mình với ta đã từng:

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

 Đã từng san sẻ những ngọt bùi, gian nan vất vả như thế! Ta, mình làm sao có thể quên nhau được. Tình cảm mến thương ấy đã ăn sâu vào tâm hồn kẻ ở, người đi. Vì thế, khi ra đi, nhớ là nỗi niềm khắc đậm sâu trong tâm khảm, tình cảm của tác giả.

Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng. Cả khổ thơ ôm chứa niềm lạc quan, vui sống và tin tưởng vào cuộc sống. Nó mang âm điệu trữ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm lòng yêu nước thiết tha của Tố Hữu. Cuối đoạn thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi bao kỉ niệm. Ki niệm ấy theo mãi dấu chân người đi và quấn quýt bên lòng kẻ ở lại...

Những câu thơ cùa Tô Hữu có tính khái quát cao so với toàn bài. Lời thơ giản dị mà trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của núi rừng và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu đã đi vào tâm hồn người đọc, như khúc dân ca ngọt ngào để lại trong lòng ta những tình cảm sâu lắng, dịu dàng

=> Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 3 văn 12 đề 2b

Đề bài: Câu thơ "cha mẹ thương nhau bằng gừng cây muối mặn" (đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)...

Bài làm

Khi đọc bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, hồn tôi xao xuyến khi bắt gặp câu thơ :Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Có biết bao nhiêu bài ca dao đã nói về tình nghĩa vợ chồng, về tình cảm mẹ cha và cũng đã bao lần hình ảnh gừng cay muối mặn xuất hiện để nói lên những tình nghĩa thiêng liêng ấy. Như :

Ai ơi chua ngọt đã từng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Hay :

Muối ba năm muối hãy còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay…

Tất cả những câu ca dao ấy đều nói lên tình nghĩa vợ chồng thủy chung, sắt son và cao quý.

Hình ảnh gừng và muối đã quá quen thuộc trong văn học dân gian Việt Nam, trong đời sống thường ngày của người dân. Dù nông thôn hay thành thị, dù giàu hay nghèo, trong gian bếp của mỗi nhà vẫn không thể thiếu hai thứ gia vị này. Bởi thế, gừng và muối là thứ rất quen thuộc, rất gần gũi với đời sống của nhân dân. Không những thế, vị đặc trưng của gừng là cay, của muối là mặn, cả hai gia vị đều mang vị rất đậm đà, làm cho món ăn trở nên thơm ngon hơn. Và khi được nhân hóa, ẩn dụ cho tình người, gừng và muối lại thể hiện sự thắm thiết, sâu nặng, nghĩa tình gắn bó, khăng khít.

Hơn thế nữa, gừng và muối còn tượng trưng cho những cay đắng, những gian nan vất vả, cho sự đồng cam cộng khổ của vợ chồng. Khi cùng nhau trải qua những thăng trầm của cuộc sống, người ta sẽ hiểu nhau hơn, trân quý nhau hơn. Trong vợ chồng ngoài tình còn có nghĩa. Vì thế, họ ngày càng gắn bó với nhau, yêu thương nhau và đỡ đần nhau trong mọi hoàn cảnh sống.

Muối ba năm muối hãy còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay…

Ba năm hay chín tháng là những con số cụ thể để ẩn chứa cho sự vô tận của tháng ngày mà cha mẹ đã dành tình nghĩa cho nhau.

Ai ơi chua ngọt đã từng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Và thêm một lời nhắc nhở nhẹ nhàng cho nghĩa tình vợ chồng, dẫu cay đắng hay ngọt bùi cũng đừng bao giờ rời xa nhau. Đó là những câu ca dao rất gần gũi, giản dị với giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha, dễ khắc sâu vào lòng người. Từ trong những câu ca dao "huyền thoại" ấy, khi nói về Đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mượn lại hình ảnh gừng cay muối mặn để nói lên nghĩa tình giữa cha mẹ. Rằng Đất nước được tạo nên từ chính những nghĩa tình thiêng liêng, cao cả ấy. Không bạc vàng xa hoa, cũng không màu mè hoa mỹ, hình ảnh  gừng cay muối mặnquá đủ để người đọc hiểu được mối thân tình của vợ chồng, của mẹ cha dành cho nhau. Trong những lúc khó khăn nhất, thiếu thốn nhất, tình cảm ấy vẫn luôn gắn bó khăng khít không xa rời.

Những câu thơ và câu ca dao ấy còn là bài học sâu sắc cho cuộc sống vợ chồng của thời buổi hiện đại như ngày nay. Khi không còn phải cùng nhau trải qua từng bữa cơm trộn khoai trộn sắn, cùng đắp chung một mảnh chăn lạnh lẽo bé nhỏ, khi mà mọi thứ đã quá đầy đủ thì dường như tình nghĩa vợ chồng đôi khi cũng không còn được thắm thiết nữa. Thậm chí có những cặp vợ chồng đến với nhau vì danh lợi, vì tiền bạc… Họ lợi dụng nhau, thích thì ở, không thích thì ngoại tình… Những điều đó không những làm mất hạnh phúc gia đình, mất đi giá trị tốt đẹp của nhau mà còn làm cho xã hội đi xuống. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào không tốt, tất nhiên cũng ảnh hưởng không tốt tới xã hội. Gừng cay muối mặn vẫn còn đó, gia đình nào cũng vẫn đang sử dụng đó, nhưng không phải vợ chồng nào cũng gìn giữ những ân tình đậm sâu với nhau.

Vì vậy, hãy một lần nhìn nhận lại, cùng tôn trọng nhau, cùng nhau xây dựng một mái ấm hạnh phúc, để câu ca dao thuở nào lại được cất lên một cách ngọt ngào và trong trẻo. Để đất nước lại tươi thắm từ những tình yêu thương có vị mặn của muối, có vị cay nhưng nồng ấm của gừng.

 

=> Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 3 văn 12 đề 3a

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Ra đời trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống pháp gian khổ, “Tây Tiến” là những hồi tưởng rất đẹp, những kỷ niệm đầy sống động về người chiến sỹ cộng sản về người chiến sỹ trong đoàn quân “ Tây Tiến” . Hồi tưởng của một anh lính tài hoa của tinh thân xả thân vì nghĩa lớn – Quang Dũng. Cho nên, khác với vẻ đẹp của các bài thơ cùng thời, vẻ đẹp của “Tây Tiến” là vẻ đẹp hài hòa, hào hoa, bi tráng.

“Tây Tiến” hiện lên trong thơ ca của Quang Dũng là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ và đủ cả núi cao, vực thẳm dốc đứng, thác gầm cùng cồn mây heo hút, dòng lũ hoa trôi với khói lên, sương lấp, mưa xa khơi… Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ, dữ dội ấy, nổi bật lên hình ảnh đoàn quân Tây Tiến “nhỏ bé” như bé như bị ngập hút đi. Nhưng chính sự đối chọi, tương phản đó càng tăng thêm khí phách anh hùng của đoàn quân cách mạng , mà kẻ thù cũng như gian khổ không thể khuất phục nổi. Hình ảnh những người lính qua nét vẽ của Quang Dũng thật khác thường.

Khác thường ở sự gian khổ cùng cực: ăn đói, mặc rét, bệnh tật, sốt rét, da xanh, trụi tóc. Khác thường ở chỗ tác giả cố ý không miêu tả một gương mặt chiến sỹ riêng biệt với tên tuổi cụ thể nào, ông đã dồn các phẩm chất tốt đẹp của những tráng sỹ Tây Tiến thành tấm gương minh chứng của cả một đoàn quân:

“ Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Ta có thể hiểu, đây là hình ảnh khá chân thật với diện mạo bên ngoài mũ áo ngụy trang, thân thể xanh xao vì sốt rét. Những cảm hứng ở đây lại tràn đầy những nỗi niềm thân quen. Từ thân quen mà thấy cái anh hùng của họ. Câu thơ tạo nên hình ảnh đối lập, bề ngoài thì “xanh như tàu lá” thiếu sức sống, nhưng bên trong người chiến sỹ thể hiện một phong độ anh hùng, oai hùm nơi “rừng thiêng nước độc”. Câu thơ “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” đã gợi được cái dũng khí của người chiến binh thuở ấy. Nó mang cái dáng dấp kiêu hùng của người coi thường gian khổ, hi sinh để giữ cái thể hiên ngang của đoàn quân Tây Tiến. Hiên ngang và thật lãng mạn.

Với bút pháp lãng mạn và cảm hứng say nồng, Quang Dũng đã dựng nên cái tương phản trong hình ảnh để rồi hòa hợp với tâm hồn làm cho ta thấu hiểu và cảm thông tìm thấy ở đây một hình ảnh đẹp.

Người Hà Nội trở thành người chiến binh thì cái oai phong cũng rất Hà Nội. Quang Dũng đã viết đúng hình ảnh người lính Tây Tiến từ Hà Nội chiến tranh mà ra đi:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Thực ra hai câu thơ ấy chỉ là nỗi lòng của nhà thơ muốn bộc lộ thật đậm, thật rõ chất lính của người thanh niên Hà Nội tài hoa lẵng mạn. Lại có người nói: thời chiến ác liệt nói về giấc mơ “dáng kiều thơm” là xa rời tinh thần chiến đấu. Thực ra, cuộc đời con người vô cùng phong phú, tâm trạng của chàng trai Hà Nội lại càng có những nét hào hòa và tình cảm riêng. Có nên nói người lính Tây Tiến. “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, chỉ tô đậm cái đẹp của những con người ấy mà thôi.

Hơn nữa, vẻ đẹp chân thực không bao giờ là, cho con người giảm sút lòng chiến đấu. Phẩm chất người lính qua hồi tưởng của Quang Dũng đã hiện ra vừa hào hùng, hào hoa và cũng vừa bi tráng. Nhà thơ đã nhìn thẳng vào những tổn thất hi sinh đã viết những câu thơ:

“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Câu thơ cái gì xót xa gợi niềm cảm thương trong lòng người đọc. Miền đất biên ải xa xổi đã yên nghỉ bao cuộc đời người lính. Nơi đó có chút gì hoang vắng ghê rợn trước những nấm mồ viến xứ. Nhưng rồi sau đó cảm hứng thơ lại bừng lên những suy nghĩ thật hào hùng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, thể hiện một sự quên mình của lớn thanh niên đầy nghĩa khí. Phương châm sống của họ cao đẹp mà giản dị. Thời ấy không ít thơ viết về người chiến sỹ, nhưng chỉ có “Tây Tiến” của Quang Dũng mạnh dạn nói đến cái chết. Cái chết tạo nên vinh quang của tuổi xuân thầm lặng mà cao cả, hiến mình cho dân tộc.

Nét đặc sắc của Quang Dũng trong “ Tây Tiến” còn thể hiện ở một ngòi bút sắc sảo tinh tế. Viết về chiến tranh, nhưng cả bài thơ không có một chữ nào về trận đánh, tiếng súng, về máu đổ hay về kẻ thù. Người đọc vẫn hình dung rất rõ gương mặt và không khí chiến tranh. Điều lạ lùng là bài thơ có ba lần nói đến cái chết của người chiến sĩ trong các trường hợp khác nhau, nhưng không một lần nói nhà thơ nhắc tới từ “chết” hoặc “hi sinh”. Nhà thơ đã thay thế từ “chết” bằng cụm từ giản dị “về đất” “bỏ quên đời”, “hồn về” …Đến đoạn thơ cuối lí tưởng cách mạng và tuổi trẻ đã truyền cho các chàng trai Tây Tiến chất hùng mạnh ngang tàng và chất men say lãng mạn đáng yêu. Ngay cả khi chết cũng phảng phất vẻ nghệ sỹ- tài tử, cái đẹp bi tráng chứ không bi lụy.

Để tiến người lính Tây Tiến hi sinh, Quang Dũng không cần đến một lời ca ngợi sao món nào, cũng không cần đến một giọt nước mắt…Ông chỉ đến cho trời đất chứng giám, thu nhận thể xác và linh hồn người lính vào lòng: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” tiếc thương đưa người lính Tây Tiến vào cõi bất tử. Bởi vì, kể từ đây hồn các anh đã hòa quyện vào cả cây, sông núi đã trở thành “hồn thiêng đất nước”.

Nhà phê bình Phong Lan nhận định : “ Tây Tiến một tượng đài bất tử về người lính vô danh”. Bất tử bởi chính vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, bi tráng này. Và do vậy, người lính Tây Tiến qua bài thơ cùng tên Quang Dũng sẽ sống mãi trong cõi vĩnh hằng và trong thế giới nhân sinh.

=> Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 3 văn 12 đề 3b

Đề bài: Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích đất nước và bài đất nước của Nguyễn Đình Thi

Bài làm

Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im…(Tạ Hữu Yên). Cứ mỗi lần nghe lại bài hát này lòng ta xốn xanh da diết ! Nhớ những ngày bé thơ đến lớp, cô giáo dạy tôi viết hai chữ “Việt Nam” và gọi đó là Đất Nước. Tôi mơ hồ chả hiểu, chỉ biết rằng đó là cái gì lớn lao và thật quý báu lắm ! Thời gian trôi qua nhanh, mang tuổi thơ bé bỏng của tôi đi xa. Cho đến hôm nay, qua bao nhiêu vần thơ đọc được tôi đã thấm thía hai tiếng thiêng liêng “Đất Nước”. Nhưng rất buồn là tôi không thể viết thành thơ. Trong những vần thơ “ Đất nước” mến yêu dạt dào cảm hứng ấy, có tác phẩm của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm.

Hai nhà thơ đã truyền cho tôi cảm xúc mạnh mẽ. Những vần thơ giúp tôi nhìn ra chân dung của đất nước. Bình dị và trong sách, hồn hậu và nhân ái, nghèo khổ nhưng oai hùng. Có lẽ chính những điều ấy đã khơi gợi cảm hứng cho các bài thơ, đã gieo vào lòng từng nhà thơ bao suy tư và trăn trở. Từ cảm xúc của những ngày sống hết mình với chiến đấu, từ vốn tri thức khá phong phú của mình, qua chương “Đất nước” Nguyễn Khoa Điềm đã cắt nghĩa sâu xa cho tuổi trẻ thành thị miền Nam lúc này. Những hiểu biết về lịch sử dân tộc như sống dậy, lay động tâm hồn tác giả. Mỗi câu chuyện cổ tích, những thời khắc lịch sử của những cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước ngày càng thiêng liêng, tha thiết hơn bao giờ ….

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”…mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre và đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó.

Trong hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm man mác âm hưởng sử thi. Yếu tố cổ điển và hiện đại hoà quỵên vào nhau tạo thành một cấu trúc hai cực. Đất nước mình chân thật như cuộc sống. Những câu thơ dài tuôn chảy êm dịu như dòng sông. Một dòng cảm xúc dào dạt âm thầm nhưng mãnh liệt. Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt nguồn từ những huyền thoại : “Ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Dường như nhà thơ đã huy động vào đây nhiều vốn liếng, trí tuệ, sự từng trải, gửi gắm vào đây bao kỉ niệm suy tư. Nguyễn Khoa Điềm đã cùng ta hành hương về với cội nguồn dân tộc và rồi tham gia vào cuộc chiến đấu chung là con đường đúng đắn duy nhất đối với người thanh niên yêu nước. Nhà thơ mạnh dạn để cái “tôi” của mình xuất hiện. Có thể nói rằng , muốn viết những vần thơ tuyệt vời về Đất nước không chỉ đơn thuần là nhà thơ biết rung động trước một vầng trăng, một tia nắng, một điệu dân ca hay một tiếng thơ cổ điển. Đây là cả một quá trình suy ngẫm, và “nhìn lại” đất nước. Từng lời thơ đầm ấm giàu ý thức của tuổi trẻ đã nhận ra vai trò của mình trước thời đại và nhận thức được đất nước này là của nhân dân. Chúng ta phải chiến đấu để bảo vệ đất nước tươi đẹp. Nhà thơ cảm nhận phát hiện ra đất nước từ csai nhìn tổng hợp , nhiều mặt và dường như đã toàn vẹn. Với Nguyễn Đình Thi cảm hứng về đất nước bắt nguồn từ những chất liệu hình ảnh cụ thể, sinh động của cuộc kháng chiến chín năm cứu nước thần thánh của chúng ta. Bài thơ mang tính khái quát về cảm hứng lịch sử và truyền thống của dân tộc. Có phải chăng, cái cảm hứng ấy của hai nhà thơ này đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc? Do hoàn cảnh và thời điểm lịch sử mà mỗi nhà thơ lại có cảm nhận khác nhau. Cảm hứng về đất nước đến với Nguyễn Đình Thi trong lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra dữ dội và tàn khốc. Người thanh niên Hà Nội ấy, cũng đã bước vào cuộc kháng chiến nhưng tâm hồn anh thanh niên vẫ đủ sức cảm nhận:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa.

Chính “mùa thu Hà Nội” ngày hôm nay đã gợi cảm hứng cho tác giả. Nhìn mùa thu này nhà thơ lại nhớ đến mùa thu xưa. Dường như lời hát “Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến. Rên khắp trời, lời hoan hô quân, dân ta tiến ra trận tiền” còn vang vọng bên tai. Hôm nay đứng giữa đất trời chiến khu trong buổi sáng mùa thu mát lành nhà thơ suy tư về đất nước. Cái cảm giác đầu tiên mà Nguyễn Đình Thi bắt gặp là cái rất riêng, rất đặc trưng về, rất Hà Nội : mùi hương cốm mát. Phải là một chàng trai Hà Nội chính gốc mới có được cái cảm nhận ấy. Phải gắn bó máu thịt với thủ đô mới chan hoà tình thương nơi này đến thế ! Niềm cảm xúc dâng trào. Những hồi tưởng về mùa thu trước tuy êm ái nhưng thật ra lòng nhà thơ dạt dào biết bao

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Người ra đi mang dáng dấp của cậu học trò, tỏng sáng lưu luyến bao nhiêu kỉ niệm đẹp với từng con phố dài xao xác hơi may. Có một chút lưu luyến bâng khuâng trong lòng người, nhưng không hề bi luỵ. Câu thơ mang màu sắc lãng mạn tươi mát trong lành:

Sau lăng thềm nắng lá rơi đầy

Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Đình Thi cũng bắt đầu vui phơi phới của người tự do. Đứng giữa một vùng chiến khu tự do nhà văn đón nhận đất nước với những điều mới mẻ:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Phải có con mắt tinh tế, giao cảm với thiên nhiên nhà thơ mới nhận được sự”thay áo mới” của mùa thu. Tất cả như nô nức, muôn âm thanh trong trẻo xanh biếc của trời thu như hoà quyện vào nhau; đất nước như “đang cười, đang nói”. Tâm hồn nhà thơ dạt dào mênh mông thấy đất nước mình như “rừng tre phấp phới”. Hình ảnh cây tre cũng được các nhà thơ nhắc đến khi viết về đất nước:

Ta yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ bát ngát câu Kiều bờ tre, mái rạ

Mái đình cong con như em gái giữa đêm chèo

Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xấm xoen cò lả

Cái đôn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo

(Chế Lan Viên)

Từ xúc cảm mãnh liệt dạt dào nhà thơ cảm nhận được đất nước mình không giống Chế Lan Viên với lối trầm ngâm, lắng đọng mà ở đây, đất nước hiện lên nô nức, tươi mát nhưng cũng hết sức hào hùng:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nhà thơ không thiên tả cảnh mà nghiêng về yếu tố tượng trưng. Chỉ một vài hình ảnh cụ thể như : “ núi rừng, những cánh đồng, ngả đường, dòng sông” nhà thơ đã vẽ nên đất nước. Một đất nước được khẳng định chủ quyền “ Trời xanh đây là của chúng ta”, giống Lý Thường Kiệt ngày xưa đã khẳng định : “Nam quốc sơn hà nam đế cư”. Mượn một vài hình ảnh cụ thể nhưng có tính khái quát cao nhà thơ đã gửi găm stình cảm, gửi gắm tâm trạng của mình trong đó. Niềm tự hào nhà thơ thể hiện qua điệp nhữ “của chúng ta”. Rất đẹp, rất thơ với “những cánh đồng, những dòng sông, rừng núi”…Cảm hứng lịch sử với truyền thống dân tộc đã nhắc nhở nhà thơ đừng quên:

Nước chúng ta

Nước của những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Có nhìn về quá khứ xa xôi mới quý hơn những ngày mình đang sống . ở đây càng thấy quý hơn bởi chữ “tâm” của nhà thơ. Không chỉ có cảm nhận đất nước trong hiện tại với biết bao niềm vui chào đón mà còn nhìn lại lịch sử dân tộc. Có phải chăng những tiếng “rì rầm” trong đất ấy, những buổi ngày xưa vọng về thôi thúc bước chân và trái tim nhà thơ? Cảm hưúng thời đại đã kết hợp nhuần nhuyễn với cảm hứng lịch sử truyền thống đã tạo ra những câu thơ tuyệt vời. Thi sĩ Gớt( Đức) có nói rằng : “Nhà thơ phải biết nắm lấy cái riêng biệt và từ đó, nếu cái riêng biệt là chân chính nhà thơ biểu hiện cái khái quát”. Nguyễn Đình Thi đã đi theo cái hướng này và đã thành công. Bằng những liên kết sóng đôi nhà thơ thường đi từ cái cụ thể đến cái khái quát.

Do đó mạch thơ tuôn trào theo cảm xúc không bị dàn trải. Nhà thơ cảm nhận đất nước bằng chính cái tâm hồn của mình, đáy lòng mình, không triết lý, không ồn ào nhưng đầy khích lệ. Chính vì vậy mà đất nước Việt Nam hiện lên rất hiện thực. Đó là một đất nước tạo hình trong đau khổ. Chíên tranh kéo dài không biết bao năm từ Đinh, Lý, Trần, Lê và cho đến ngày hôm nay vẫn chưa hết. Đất nước vẫn còn:

Những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều.

Từ xúc cảm khôgn chỉ là niềm vui mà còn là nỗi đau nên trong bài thơ Đất nước lại có những vần thơ “đẫm nước mắt” như thế. Hình ảnh “cánh đồng quê chảy máu” đã tố cáo tội ác của giặc. Lấy “máu đỏ mà tưới trên cánh đồng vàng” không phải là tàn nhẫn hay sao? Cái hay của Nguyễn Đình Thi là ở chỗ đó. Hiện thực, quá khứ đã hội tụ về đây đó trong bài thơ nhưng với tâm hồn của một người lính mang dáng dấp học trò. cảm hứng lãng mạn luôn luôn chi phối.

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Tình cảm riêng tư cũng đã trở thành cảm hứng về đất nước. Trong cái chung bao giờ cũng có cái riêng Nguyễn Đình Thi đã từng nói “Ta yêu em như yêu đất nước”. Chính những tình cảm này đã góp phần tạo nên “Đất nước” đôn hậu, ân tình và trìu mến hơn. Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng được khơi gợi từ chuyện giữa “anh và em”.

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

Nguyễn Khoa Điềm đã tiếp nhận đất nước trên nhiều phương diện. Từ địa lý cho đến lịch sử , rất cụ thể. Những câu thơ dài xen lẫn những câu ngắn và lối chiết tự khiến cho lời thơ có vẻ trầm tư. Tình yêu lứa đôi nảy sinh trong tình yêu đất nước. Cảm hứng đất nước bắt nguồn từ cách cảm nhận của nhà thơ qua những trắc nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tư tưởng của nhân dân đã chi phối toàn bộ cảm hứng, cấu từ hình tượng thơ. Nhà thơ cảm nhận rằng chính nhân dân đã làm nên đất nước và đất nước đã muôn đời là của nhân dân. Đất nước đối với nhà thơ vừa cụ thể mà cũng huyền ảo. Bởi vì cảm hứng ấy bắt nguồn từ những câu chuyện cổ, từ những điều gần gũi thân thương với cuộc sống của chúng ta:

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.

Rất cụ thể, gần gũi và bình dị : “Tóc mẹ…gừng cay muối mặn”. Nhưng đây cũng là sự sáng tạo. Nhà thơ cảm nhận đất nước theo chiều dài, lẫn chiều sâu, xuyên suốt từ quá khứ cho đến hiện tại. Truyền thống, phong tục được coi là chất sống vĩnh hằng. Đất nước là tất cả những gì có trong cuộc sống, là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

…Em ơi em Đất Nước là một phần trong máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

Lời nhắn nhủ có vẻ riêng tư nhưng thật ra tác giả muốn nói chung với tất cả chúng ta. Không phải là lời giáo huấn mà là nỗi tâm tình, đầm ấm và thắm thiết. Những gì đã qua mà nhà thơ chứng kiến, đã biết, đã hiểu là nguồn cảm hứng chủ yếu của bài thơ. Tình yêu nước thể hiện thầm kín trong từng câu thơ. Dường như đối với Nguyễn Khoa điềm đất nước mênh mông rông lớn lắm nhưng nó không xa lạ gì với chúng ta, nó ở ngay trong ta. Tất cả những gì có trong cuộc sống đều góp phần tạo nên đất nước. Đó là cảm nhận của lớp người đi trước. Nhà thơ đã khắc hoạ lại đất nước hết sức điển hình. Một đất nước Việt Nam với những chuyện cổ tích, ca dao, bình dị, chân tình nhưng người dân giàu lòng yêu thương, sẵn sàng hi sinh mình để tạo nên dáng hình xứ sở. Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm không dừng lại ở một giới hạn nào, bởi vì đất nước kết tinh trong mỗi con người. Đất nước hoá thân trong đời sống của mỗi cá nhân và mỗi cá nhân đang sống đều mang di sản đất nước của cha ông để lại.

Ôi đất nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta

Vì vậy, chúng ta hôm nay có trách nhiệm giữ gìn và truyền cho thế hệ mai sau. Cảm hứng thời đại xen với cảm hứng truyền thống. Lịch sử dân tộc tạo ra mạch thơ dài không ngơi nghỉ. Nhưng điều đó khiến ta liên tưởng đến đất nước mình…Trong từng thời điểm, đất nước có những phút giây thơ mộng nhưng qua bao nhiêu chặng đường mà nhà thơ đã đi đất nước sống trong cực nhọc, nặng nề dưới bom đạn , chiến tranh. Nhưng mà cha ông ta:

Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững

Lưng đeo gươmg ta mềm mại bút hoa

Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng

Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà

(Huy Cận)

Chính nỗi đau đớn mà đất nước đã phải chịu đựng làm xốn xang tâm hồn của nhà thơ. Thật vậy, bốn ngàn năm qua tổ quốc ta chưa hề châm dứt chiến tranh:

“Đất nước tôi, đất nước tôi, từ thuở còn nằm nôi sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa…”

Những buổi trưa hè giọng ca dao vẫn cất lên trên đất nước đau thương. Cung xlà một đất nước Việt Nam nhưng mỗi nhà thơ đều cảm nhận ở những điều khác nhau. Cảm hứng về “đất nước” bắg đầu từ hiện thực. Nhưng ở mỗi nhà thơ đều mang hình nét lãng mạn, lạc quan:

Đất Nước của nhân dân, Đất Nước cả ca dao thần thoại

Dạy anh biết “Yêu em từ thuở trong nôi”

“Đất nước” là chủ đề bao trùm thơ Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975. Biết bao nhà thơ đã viết về đề tài nay. Nhưng tôi cho rằng trong tất cả những bài thơ Đất nước Nguyễn Đình Thi là người thành công hơn cả. Đất nước của Nguyễn Đình Thi rất chân thật nhưng rất nghệ thuật nhờ nhà thơ đã chọn hình tượng đặc sắc. Tuy nhiên ở mỗi bài thơ Đất nước nhà thơ nào cũng có nét hay riêng.

Tóm lại, cảm hứng đất nước của nhà thơ bắt ngùôn từ lòng yêu nước chân thành, sâu sắc ! Cảm hứng đó không bắt gặp trong hiện tại mà họ còn tìm về quá khứ. Với những năm tháng gian khổ chiến tranh với truyền thống tốt đẹp của dân tộc…Chính các nhà thơ cũng có một phần tạo ra: “Nam quốc sơn hà” tươi đẹp ! Để chúng ta có thể tự hào : “Đất nước tôi…sáng ngời muôn thuở. Khi trăng đã vào cửa sổ đòi thơ…”

=> Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 3 văn 12 đề 4a

Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ...

Bài làm

Nằm trong mảng đề tài viết về người lính Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ‘Tây Tiến” là bài thơ thành công khi xây dựng được hình ảnh người lính không chỉ mang phẩm chất chung của tất cả những người lính Việt Nam mà còn mang những nét riêng độc đáo. Điểm nối bật trong bài thơ là hình tượng người lính với vẻ đẹp bi tráng, được khai thác thông qua bút pháp lãng mạn. Vẻ đẹp này của hình tượng người lính tập trung nhất trong khổ thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
 
Bài thơ ra đời vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, khi Quang Dũng nhớ đến những người đồng đội cũ của mình trong binh đoàn Tây Tiến xưa. Đây là bài thơ viết về một binh đoàn mà phần lớn là thanh niên trí thức Hà Nội. Họ ra đi chiến đấu, mang trong mình nhiệt huyết hừng hực của tuổi hai mươi nhưng tâm hồn cũng chất chứa đầy nét hào hoa lãng mạn của một chàng trai Hà thành. Ở những khổ trước, người ta bắt gặp hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân vất vả nhưng vẫn đầy lãng mạn, mở rộng hồn mình ra để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, sửng sốt trước sự xuất hiện của một “bông hoa về trong đêm hơi”, say đắm trong bức tranh “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Và cũng chính họ thật tinh nghịch, dí dỏm khi phát hiện ra hình ảnh đầy sức gợi “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Người lính không được miêu tả trực tiếp (trừ hình ảnh “anh bạn dãi dầu không bước nữa”) mà chủ yếu hiện lên qua bức tranh thiên nhiên, trong nét vừa tương đồng vừa đối lập với thiên nhiên đó. Đến khố thơ này nhà thơ đã giành cả một đoạn thơ dài chỉ để nói về hình ảnh người chiến sĩ và sự hi sinh đầy bi tráng của họ. Người lính được miêu tả qua những hình ảnh thực, gợi cảm:
 
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
 
Hình ảnh miêu tả xuất phát từ hiện thực những khó khăn gian khổ mà người lính gặp phải. Đó là thời tiết khắc nghiệt, đói ăn, bệnh tật, sốt rét hoành hành khiến cho hình hài trở nên tiều tụy: “không mọc tóc”, “xanh màu lá”. Nói đến những gian khổ, vất vả nhưng giọng thơ Quang Dũng thật hào hùng. Ông gọi binh đoàn Tây Tiến là đoàn binh không mọc tóc. Cả một “đoàn binh” lại mang “oai” của hùm tạo cho người ta cảm giác ở đó dường như đang toát lên sức mạnh lớn lao không thế nào khuất phục được. Sức mạnh đó được bổ sung thêm bằng hình ảnh:
 
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
 
Hai hình ảnh, một thực tế, một lãng mạn được đặt cạnh nhau thậm chí còn là cầu nối cho nhau. Anh mắt trừng “gửi mộng qua biên giới” thế hiện cái uy phong lẫm liệt của họ. Ta tự hỏi tại sao lại là “mắt trừng gửi mộng” mà không phải là ánh mắt nào khác? Phải chăng khoảng cách là quá xa mà người chiến sĩ thì chỉ muốn rút ngắn nó lại trong chốc lát đế nhanh được trở về với Hà Nội thân thương? Cũng có thế, nhưng điều quan trọng là thông qua hình tượng ấy, người lính Tây Tiến hiện lên không chỉ anh dũng, hào hùng mà còn đầy chất uy nghiêm và đầy sức mạnh. Ba câu thơ đang miêu tả theo cấp độ có thể nói là tăng tiến về hình ảnh đầy ấn tượng của người lính chợt chùng lại bởi một “dáng kiều thơm” ở mảnh đất quê hương. Chi tiết này thế hiện sự tinh tế của Quang Dũng, nhà thơ miêu tả người lính trong những nét phi thường nhưng vẫn không quên đồng cảm với một giấc mơ bình thường nhất và cũng là lãng mạn nhất: giấc mơ về một dáng kiều thơm. Họ là những chàng trai mười chín, hai mươi tràn đầy nhựa sống, khát khao yêu và khát khao hạnh phúc. Họ có quyền mơ về một bóng hình giai nhân nào đó chứ! Nhiều hơn thế, hình ảnh người con gái còn gắn với mảnh đất Hà thành, nơi người lính đã sinh ra nên có lẽ giấc mơ ấy còn là giấc mơ về gia đình, về quê hương, mảnh đất nơi họ đã sinh ra và gắn bó. Sự thay đổi đột ngột của hình tượng thơ làm cho bài thơ thêm hấp dẫn đồng thời khẳng định nét lãng mạn trong tâm hồn những người lính trẻ. Người lính trẻ hiện lên trong đoạn trích anh hùng bất khuất trước gian khổ nhưng cũng ngang tàng và đầy nghịch ngợm. Thêm một nét để họ trở nên gần gũi, đáng yêu và đáng quí.
 
Trước đó chỉ bằng hình ảnh “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, Quang Dũng đã khiến cho người đọc ngậm ngùi về sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Nhà thơ tránh không dùng đến từ hi sinh mà khắc họa người lính Tây Tiến ngã xuống nhưng vẫn trong tư thế bước tiếp khúc quân hành cùng đồng đội. Những câu thơ tiếp theo này lại một lần nữa nhắc đến hi sinh của những người lính trong binh đoàn Tây Tiến:
 
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
 
Bốn câu thơ trước hết dựng lên một thực tế trong cuộc chiến đấu. Người chiến sĩ ra đi là đã xác định trước được những gì mình sẽ phải trải qua:
 
“Làm cách mạng từ khi tôi biết 
Dấn thân vô là chịu tù đày 
Là gươm kề cổ, súng kề tai 
Là thân sống chỉ coi còn một nửa”
 
Chiến trường khốc liệt không thể mang lại cho người nằm xuống một nơi an nghỉ vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu. Ngã xuống, họ sẽ là một trong những “nấm mồ viễn xứ” trên biên cương, tiếp tục làm công việc ngày đêm canh giữ từng tấc đất thân thương. Không ai không xác định được điều ấy. Vậy mà họ vẫn ra đi, vẫn cống hiến:
 
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
 
Bởi nói như nhà thơ Thanh Thảo:
 
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không biết?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi
Thì còn chi Tổ quốc”
 
Chính bởi xác định được lí tưởng sống cao đẹp ấy mà lớp thanh niên vẫn ngày đêm hát vang khúc quân hành, ra đi bảo vệ quê hương, đất nước. Rồi có những người ngã xuống “giản dị và bình tâm” nhưng cái chết của họ lại mang dáng dấp của một vị anh hùng sử thi. Hoàn cảnh chiến tranh thiếu thốn, người hi sinh không có lấy một mảnh chiếu trước khi đưa về với đất. Tấm áo ngày thường vương bụi trường chinh trở thành áo bào đưa các anh về với đất mẹ. Cuộc ra đi có sự chứng kiến và tiễn đưa của đất trời. Dòng sông Mã “gầm lên” khúc bi ca độc hành đầy đau đớn xót xa nhưng cũng thật hào hùng.
 
Khổ thơ sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ có ý nghĩa trong việc khắc họa hình tượng người lính. Hình ảnh thơ cụ thể, gần gũi như “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “mắt trừng”... kết hợp với sự đối lập, so sánh (quân xanh màu lá), sự chuyển đổi linh hoạt của cảm xúc:
 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
 
Cùng biện pháp nhân hóa:
 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành...
 
Làm cho người lính hiện lên chân thực, gần gũi: dữ dội, can trường nhưng cũng rất đa tình, hào hoa.
 
Có thể nói, hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ mang vẻ đẹp bi tráng mà không hề bi lụy. Cái bi tráng được thế hiện ở những khó khăn, gian khố cũng như mất mát, hi sinh mà người lính phải trải qua nhưng tâm hồn và ý chí của con người thì luôn bất khuất, vượt qua và chiến thắng hoàn cảnh. Giữa cái khổ con người vẫn hiện lên thật đẹp. Trong cái chết nhưng vẫn thấm đẫm chất hùng. Nhắc đến đau thương, mất mát nhưng không làm nhụt chí mà chỉ góp phần thể hiện hình tượng người lính, tăng thêm vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng đó. Chất bi tráng được kết hợp với cảm hứng lãng mạn và ngợi ca tạo nên hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến mang vẻ đẹp sử thi nhưng vẫn vô cùng gần gũi và thân thuộc.
 
Đoạn thơ đã thể hiện trọn vẹn hình tượng người lính trong bài thơ, góp phần vào sự thể hiện chủ đề chung của tác phẩm. Hình tượng người lính hiện lên mang vẻ đẹp bi tráng trong cảm hứng lãng mạn và ngợi ca hào sảng. Thành công của đoạn thơ và cả bài thơ đã diễn tả cảm động tình cảm của Quang Dũng dành cho những người đồng đội của mình ở binh đoàn cũ: Binh đoàn Tây Tiến.

=> Xem chi tiết: Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 3 văn 12 đề 4b

Từ khóa tìm kiếm: văn mẫu lớp 12, bài tập làm văn số 3 văn 12, bài viết số 3 văn lớp 12, những bài văn mẫu hay nhất ngữ văn 12, bài viết số 3 lớp 12 nghị luận văn học.

Bình luận