Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 kết nối bài 5: Chùm ca dao trào phúng
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 5: Chùm ca dao trào phúng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN 3: CHÙM CA DAO TRÀO PHÚNG
I. TÌM HIỂU THỂ LOẠI CA DAO
- Ca dao là một thể thơ dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng lời thoại không theo một nhịp điệu cụ thể nào, thường được viết theo thể thơ lục bát để dễ nhớ. Ca dao bộc lộ tâm tình, tình cảm của người nói, người viết về đủ mọi đề tài trong cuộc sống.
- Từ xa xưa, ca dao đã có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt sản xuất, nó được ví von như "món ăn tinh thần" giúp người dân giải tỏa căng thẳng và những mệt mỏi sau phút giây làm việc vất vả.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Bài ca dao số 1
- Bài ca dao số 1 nói về hoạt động của những người thầy bói dởm, hành nghề mê tín. Mở đầu câu ca dao, tác giả đã nói lên những chi tiết mê tín và “hư ảo” qua những từ láy của tiếng trống, tiếng chiêng “chập chập” , “cheng cheng”.
- Bài ca dao trên là những lời mỉa mai, châm biếm với những người bói toán dởm. Đó là những lời dụ dỗ, mê tín mang tính chất lừa người và chuộc lợi về bản thân của tên thầy bói. Không chỉ thế, đó còn là lời cảnh báo và khuyên nhủ những người tin vào những thứ mê tín như trong bài ca dao.
2. Bài ca dao số 2
- Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên hai nhân vật: mèo - chuột.
- Bài ca dao phản ánh sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột. Ý hàm ngôn là trong xã hội còn kẻ mạnh ức hiếp người yếu và kẻ mạnh thường ngụy trang tinh vi bằng bộ mặt giả nhân giả nghĩa.
3. Bài ca dao số 3
- Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán bể, bán sông để có tiền dẫn cưới.
- Những đồ dẫn cưới: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi.
=> Những điều đó là phi thực tế, đó là cách anh học trò nghèo chế giễu hủ tục thách cưới.
- Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới. Cách lên án đó có phần hài hước, dí dỏm nên không tạo ra sự căng thẳng. Anh học trò này thật lém lỉnh và táo bạo, anh không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng. Và thậm chí lễ vật của anh còn có vẻ vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Nếu như cô gái thách "hai mươi tám", "chín mươi chín" ông sao thì anh lại dẫn tới "trăm tám ông sao trên trời". Vì tình yêu, anh không sợ, không để những lễ vật đó trở thành rào cản anh đến với cô gái và có lẽ cũng hiểu tâm lí của cô gái mà chàng trai cũng đáp lại như thế cho thỏa tấm lòng của cô. Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái và sự đồng cảm của anh đối với người yêu như thế nào.
II. KẾT LUẬN THEO THỂ LOẠI
1. Ngôn ngữ
- Giản dị, gần gũi
- Giọng điệu tự sự
2. Bố cục
Văn bản gồm 3 câu chuyện khác nhau, mỗi câu chuyện được viết và trình bày tuân theo bố cục của một bài ca dao:
- Bài ca dao 1 nói về những người thầy bói rởm, hành nghề mê tín.
- Bài ca dao 2 nói về sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột.
- Bài ca dao 3 nói về việc dẫn cưới và thách cưới của nam nữ thời xưa.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 5: Chùm ca dao trào phúng, kiến thức trọng tâm văn 8 kết nối bài 5: Chùm ca dao trào phúng, nội dung chính bài 5: Chùm ca dao trào phúng
Bình luận