Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 kết nối bài 2: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ( một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 2: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ( một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
TIẾT : NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI (MỘT SẢN PHẨM VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN TẠI)
1. Yêu cầu đặt ra
Em sẽ trình bày ý kiến về phương diện nào của sản phẩm văn hóa truyền thống? Ý kiến của em là gì? Vì sao em lại có ý kiến như vậy?
2. Chuẩn bị bài nói
- Lựa chọn đề tài
Chọn một sản phẩm văn hóa mà em tâm đắc: có thể chọn một sản phẩm văn hóa của vùng, miền nơi em đang sống ( danh lam thắng cảnh, trang phục dân tộc, lễ hội, món ăn truyền thống…) hoặc một sản phẩm văn hóa chung của đất nước ( bánh chưng ngày Tết, múa rối nước, áo dài Việt Nam, phở…)
- Tìm ý và sắp xếp ý
- Để tránh nói chung chung hoặc lan man, bạn cần phải đặt tên cho bài nói (tên bài thề hiện rõ điều muốn nói, cả về nội dung và định hướng). Việc xác định ý và sắp xếp ý cũng được thực hiện theo quy trình giống như ở hoạt động Viết trước đó.
- Em cần tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị sản phẩm văn hóa truyền thống được lựa chọn trong cuộc sống hiện tại.
- Xác định từ ngữ then chốt: Nhặt ra được các từ có sức nặng, là từ quan trọng để nhấn mạnh.
3. Trình bày bài nói
Một số điều cần lưu ý:
- Giới thiệu rõ nhan đề bài nói, cho biết lí do lựa chọn vấn đề đó
- Nêu ý kiến về sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại.
- Sử dụng hợp lí các từ ngữ then chốt như đã gợi ý trong SGK.
- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nếu cần thiết.
4. Trao đổi về bài nói
Đánh giá bài nói của các nhóm theo phiếu đánh giá có các mức độ tương ứng.
Bình luận