Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 9: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 9: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là tác giả của nhiều truyện lịch sử nổi tiếng như: Đêm hội Long Trì, Sống mãi với Thủ đô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung,…và cũng là tác giả của các vở kịch đặc sắc như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Những người ở lại,…
2. Tác phẩm
Lá cờ thêu sáu chữ vàng gồm 18 chương, kể câu chuyện về Trần Quốc Toản – Hoài Văn Hầu, người anh hùng nhỏ tuổi, chí lớn đã cùng tướng nhà trần lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược. Phần văn bản dưới đây được trích từ các Chương VIII, IX, XI, XII – XIII của tác phẩm.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Chuỗi sự kiện, cốt truyện, nội dung bao quát
Tuyến Hoài Văn Hầu – Thế Lộc:
- Hoài Văn Hầu chiêu mộ binh sĩ, dựng cờ “Phá cường địch báo hoàng ân”, cùng 600 chàng trai trẻ tìm giặc Nguyên mà đánh.
- Hai đội quân của Hoài Văn Hầu và Thế Lộc gặp nhau ở vùng rừng núi hiểm trở.
- Hài đội quân kết hợp với nhau, áp dụng những kế sách đánh quân Nguyên và lập nên một số chiến công oanh liệt.
- ….
Tuyến Chiêu Thành Vương:
- Chiêu Thành Vương và cuộc truy bắt Trần Ích Tắc.
- Chiêu Thành Vương lâm trận bị trọng thương, lâm vào tình thế phải liều thân, cảm tử.
- Toán quân lạ tiếp ứng.
- Hai chú cháu nhận ra nhau; Chiêu Thành Vương được chữa lành vết thương; Hoài Văn Hầu chia tay Thế Lộc, hội quân với các cánh quân của triều đình chuẩn bị cho trận đánh lớn.
2. Nhân vật
- Một số nét tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu:
- Tuổi nhỏ chí lớn, dũng mãnh, tự tin,..
- Giàu lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược, khát khao lập chiến công “phá cường địch báo hoàng ân”.
- Biết cách phối hợp với Thế Lộc để phát huy mưu lược, trí dũng của đôi bên.
- Sống có tình nghĩa, biết ứng xử theo phép tắc của triều đình.
- Thế lộc làm nổi bật nét tính cách: biết cách phối hợp với đồng đội để phát huy mưu lược, trí dũng của đôi bên; sự xuất hiện của Chiêu Thành Vương làm nổi bật nét tính cách: sống có tình nghĩa, biết ứng xử theo phép tắc của triều đình ở Hoài Văn Hầu là người tuổi nhỏ chí lớn, tài cao, dũng mãnh, tự tin; giàu lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược, khát khao lập chiến công “phá cường địch báo hoàng ân”,…
III. TỔNG KẾT
- Sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể câu chuyện một cách chân thật và bao quát nhất.
- Cách quan sát và miêu tả sự vật, sự việc tinh tế, chân thật.
- Tái hiện bối cảnh lịch sử chân thật cùng ngôn từ ngắn gọn, súc tích.
- Giọng điệu lời văn đầy khí thế và tự hào, đã giúp cho những truyền thống hào hùng của dân tộc được lưu giữ muôn đời.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận