Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 9: Tôi có một giấc mơ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 9: Tôi có một giấc mơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1.   Tác giả

a.   Tiểu sử

  • Tên: Mác –tin Lu – thơ Kinh
  • Sinh năm: 1483 – 1546 sinh ra tại Đức.

b.   Phong cách nghệ thuật

Văn chương của ông được đánh giá cao về sự sắc sảo và chặt chẽ.

2.   Tác phẩm

a.   Xuất xứ

Ngày 28/8/1963 Mác–tin Lu-thơ Kinh đã tham gia tổ chức tuần hành tại Oa-sinh-tơn. Buổi tuần hành nhằm mục đích kêu gọi tham gia đạo luật dân quyền bình đẳng cho người da đen. Tại đây Mác-tin Lu-thơ Kinh đã đọc bài diễn thuyết này.

b. Thể loại: Văn chính luận

c. Bố cục: 3 phần

  • Phần 1:  Từ đầu đến thảm trạng này: Thực trạng cuộc sống người da đen.
  • Phần 2: Tiếp theo cho đến chính nghĩa: Cuộc đấu tranh của những người da đen.
  • Phần 3: Còn lại: Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1.   Thực trạng cuộc sống của người da đen

  • Người da đen đã được kí cam kết tự do
    • Người Mỹ kí văn kiện Tuyên ngôn giải phóng nô lệ
    • Văn kiện là ngọn đuốc hi vọng cho người da đen thoát khỏi bất công
  • Cuộc sống của người da đen còn rất nhiều bất công
    • Siết chặt trong gông cùm của sự cách li và óc kì thị

=> Cần phải kết thúc ngay

2.  Cuộc đấu tranh của những người da đen

  • Ngọn lửa đấu tranh của những người da đen sẽ không bao giờ tắt
  • Những lưu ý trong cuộc đấu tranh
    • Không được để cho cuộc phản kháng đây sáng tạo sa vào bạo loạn
    • Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng

=> Cuộc đấu tranh giành quyền tự do là quyền và nghĩa vụ của tất cả những người da đen và mỗi người cần phải đứng lên giành địa vị xứng đáng của mình không được phép sai lầm

3.  Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

  • Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ
  • Niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người bất kể xuất thân, hoàn cảnh hay địa vị xã hội

=> Chỉ khi người da đen được đối xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.

  • Mục đích và quan điểm đấu tranh của tác giả trước hết là vì tự do bình đẳng cho người da đen, nhưng cao cả hơn, đó là vì một nước Mỹ hùng cường bình đẳng như bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ khẳng định. Tình yêu lớn đối với nước Mỹ và quan điểm đấu tranh bất bạo động của tác giả chính là yếu tố tạo nên vị trí và sức thuyết phục với đông đảo người da đen và cả người da trắng.
  • Bài diễn văn được phát biểu vào ngày 28/8/1963. Nước Mỹ hiện nay đã tiến được những bước dài trên con đường hiện thực hóa giấc mơ của Mác-tin Lu-thơ Kinh khi người da đen nói riêng và người da màu nói chung đã có những quyền tự do, dân chủ cơ bản như người da trắng (có tổng thống là người da đen). Tuy vậy, nước Mỹ ngày nay vẫn đang phải tiếp tục giải quyết tình trạng bất bình đẳng và kì thị chủng tộc, nhất là đối với người da đen. Nhìn rộng ra trên phạm vi toàn cầu, thế giới vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng về sắc tộc, vẫn còn những con người phải sống cuộc sống trên “hòn đảo nghèo đói giữa một đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất” vẫn còn những hành vi bạo lực. Do vậy, quan điểm đấu ranh của Lu-thơ Kinh niềm tin và ước mơ của Lu-thơ Kinh không chỉ có ý nghĩa đối với nước Mỹ thời điểm đó mà còn có ý nghĩa thức tỉnh đối với nhiều người, nhiều dân tộc hiện nay trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình và công lí cho các dân tộc.

4. Kết luận theo thể loại

  • Kết cấu bố cục
  • Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và quan hệ giữa chúng với luận đề vô cùng chặt chẽ.
  • Ngôn ngữ
  • Sử dụng hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.

III. TỔNG KẾT

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CD bài 9 Tôi có một giấc mơ, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 9: Tôi có một giấc mơ, Ôn tập văn 11 cánh diều bài Tôi có một giấc mơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác