Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 9: Lại đọc chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 9: Lại đọc chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018). - Quê quán: Sinh ra tại Nam Định, nguyên quán Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.
- Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1984, Giáo sư năm 1991, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, Nhà giáo Nhân dân 2002;
- Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
2. Văn bản Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
Văn bản Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một trong những bài nghiên cứu của GS.Nguyễn Đăng Mạnh được in trong cuốn Những bài giảng về tác gia văn học tập 1, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 1999.
II. MỤC TIÊU CỦA BÀI VIẾT
Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ:
- Nội dung:
- Muốn nhấn mạnh thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái ác.
- Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người và nghệ thuật.
- Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện cùng tình huống truyện và hình tượng nhân vật đặc sắc của tác giả.
- Sử dụng triệt để các hình ảnh đối lập để làm sáng tỏ quan niệm thẩm mĩ của mình.
III. NHẬN XÉT LẬP LUẬN, GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGỮ CỦA VĂN BẢN
1. Lập luận trong phần 2
Trong phần 2, người viết đã tạo ra ba luận điểm để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù:
- Luận điểm 1: Ánh sáng chói lóa của con người tài đức vẹn toàn trong ngục tù tăm tối, toàn kẻ tiểu nhân.
- Lí lẽ: Trích dẫn: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”.
=> Sự chiến thắng của ánh sáng tri thức, của cái đẹp, cái tài, luôn tỏa sáng dù bất kì nơi đâu.
- Luận điểm 2: Tinh thần cứng rán, gan góc của những người mang nhân cách cao thượng:
- Lí lẽ:
- Tinh thần ấy rất phù hợp với một dân tộc luôn phải đương đầu với những bọn xâm lược, với bạo lực hung hăng nhất.
- Huấn Cao và người quản ngục đều là những người mang trong mình tinh thần như thế. Một người dù bị phán tử nhưng vẫn không hề sợ hãi. Một người dù là người đứng đầu một trại giam nhưng lại là người yêu thích cái đẹp và không ngần ngại đi xin chữ một người tử tù.
- Luận điểm 3: Thái độ của Huấn Cao với người quản ngục.
- Lí lẽ:
- Huấn Cao lúc đầu coi thường viên cai ngục nhưng khi chứng kiến những cử chỉ đẹp và thái độ với cái đẹp của viên quản ngục thì nhận ra tấm lòng và con người thật của ông.
- Phân tích, viên cai ngục vẫn cúi đầu, nói chuyển thể hiện sự kính cẩn với Huấn Cao.
2. Giọng điệu của đoạn văn
Trong đoạn văn trên, người viết đã chỉ ra ý kiến, khẳng định quan điểm của mình: "muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ”.
=> Đây là một giọng điệu dứt khoát với giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng mãnh liệt.
3. Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh ở các nhân vật trong Chữ người tử tù là
Phân tích Chữ người tử tù, người viết không những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải biết ca ngợi cái biết sợ của những nhân vật này.
4. Ngôn ngữ ở phần 3
Tác giả sử dụng ngôn ngữ rất nhẹ nhàng nhưng rất rõ ràng và dứt khoát. Qua đó thể hiện rõ được quan điểm ý kiến của bản thân.
IV. TỔNG KẾT
1. Thông điệp
- Văn chương phải có gốc rễ là sự sáng tạo và những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng.
- Cái đẹp, cái thiện lương dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể chiến thắng cái đen tối, xấu xa, độc ác, muốn nên người phải biết kính sợ cái tài, cái đẹp và thiện lương trong mỗi con người.
2. Nhận xét về cách lập luận
- Cách lập luận rõ ràng, dứt khoát, với một giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, có sức nặng.
- Phân tích lần lượt từng khía cạnh vấn đề theo trình tự từ bao quát đến chi tiết với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp lấy từ truyện ngắn Chữ người tử tù.
- Không chỉ tập trung vào nhân vật trung tâm là Huấn Cao, tác giả cũng phân tích những nhân vật khác để làm nổi bật bức thông điệp về cái đẹp, cái thiện, về nghệ thuật chân chính có thể đưa con người đến với một thế giới tốt đẹp hơn.
- Tác giả cũng liên hệ đến câu thơ của nhân vật Cao Chu Thần là nguyên mẫu của Huấn Cao, hay so sánh cái cúi đầu của Viên quản ngục với cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai khiến cho diễn đạt trở nên phong phú, tăng sức thuyết phục và củng cố cho lí lẽ được đưa ra.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận