Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 5: Thực hành tiếng việt
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 5: Thực hành tiếng việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. LÝ THUYẾT
Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
a. Cách nhận biết
Ngôn ngữ có tính chuẩn mực do vậy để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường phải nắm được quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt, đồng thời biết đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
b. Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường: (Xem lại phần nội dung “Kiến thức ngữ văn”)
II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK
1. BÀI TẬP 1
a. Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành (Tục ngữ)
- Sự kết hợp từ ngữ: “Ăn ở” và “ngay thật” -> “Ăn ngay ở thật”
=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trường hợp tác rời các tiếng trong từ
=> Nhấn mạnh sự thật hễ ăn ở ngay thẳng thật thà, thì dù mắc bệnh tật gì rồi cũng qua khỏi, lành mạnh. Nghĩa bóng tật có nghĩa là tội vạ, là những việc không hay. Cả câu nghĩa là hễ ăn ở ngay thẳng thật thà thì dù có mắc phải tội vạ gì oan uổng, sau cũng vô sự.
b.
Những là đắp nhớ đổi sầu
Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm
(Nguyễn Du)
- Sự kết hợp giữa các từ “đắp nhớ” – “đổi sầu”
=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ bằng cách kết hợp từ bất bình thường.
=> Không ai nói “đắp” (tức bồi đắp, đắp nên, dựng nên) nỗi nhớ, cũng chẳng “đổi” (trao đổi, đổi chác) được nỗi sầu, nỗi phiền muộn. Cách nói của Nguyễn Du giúp nhân Kiều giãi bày được nỗi lòng: nỗi nhớ cứ lớn dần, đầy dần theo năm tháng còn nỗi buồn thì chẳng thể vơi cạn. Xa cách nửa đời người, mái tóc đã điểm hoa râm nhưng tình cảm Kiều dành cho Kim chẳng hề phai nhạt.
c. Trăng rất trăng là trăng của tình duyên (Xuân Diệu)
- Từ “trăng” thứ hai vốn là danh từ nhưng được sử dụng như một tính từ
=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ bằng cách chuyển từ loại: từ danh từ sang tính từ.
=> Việc phá vỡ quy tắc ấy khiến trăng mang những đặc tính riêng chỉ mình trăng mới có – đó là tình, là duyên, là biểu tượng của những điều vừa thanh cao, vừa đẹp đẽ, vừa nồng nàn, vừa dịu dàng, mơn trớn, yêu thương.
d. Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)
- Sự kết hợp của động từ “cười” với tính từ “già”
=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ kết hợp từ bất bình thường
=> Từ “già” là tính từ để chỉ những người đã lớn tuổi, sống lâu; cũng để chỉ trạng thái của các loài thực vật khi đã chín quá kì. Nhưng “cười già” lại chỉ tràng cười liên tục, không dứt, không ngừng được – những nụ cười khoái chí, thích thú đầy thỏa mãn. Tác giả xây dựng đối lập giữa nỗi buồn khổ của anh kép từ bền với sự khoái trá của khán giả để thấy nỗi bất hạnh của anh. Dù nhận được tin bố đã mất, đau khổ nhưng anh vẫn phải làm trò cười cho mọi người vì miếng cơm manh áo.
e,
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi
- Sử dụng thành ngữ "xanh như lá, bạc như vôi" kết hợp từ “Đừng” đầu câu thơ
=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ tỉnh lược thành phần chủ ngữ của câu
=> Câu thơ “Đừng xanh như lá bạc như vôi” khuyết thành phần chủ ngữ như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở người đàn ông trong xã hội ấy: nếu có duyên thì cùng nhau bước tiếp tạo nên cái kết đẹp “thắm lại”, nếu không thì cũng đừng phũ phàng, bội bạc như lá, như vôi. Câu thơ là lời khuyên nhủ, cảnh tỉnh xa xôi, kể cũng thật tình tứ và giàu lòng trắc ẩn.
2. BÀI TẬP 2
- Kết hợp các từ bất bình thường: “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ”. Sư cụ đã vi phạm phương châm về chất, đánh tráo khái niệm khi dùng “đậu phụ” – tên một món ăn chay, để gọi “con chó” – tên một loài động vật. Chú tiểu đã biết sự thật và đáp trả đúng theo cách sư thầy đã dùng khi được hỏi.
→ Thông qua cách kết hợp từ bất bình thường nhằm ám chỉ việc sư thầy nói dối từ đó bật ra tiếng cười.
3. BÀI TẬP 3
a)
- Kết hợp các từ bất bình thường: “phong còn kín; gượng mở xem”.
- Bằng cái nhìn tinh tế rất nghệ sĩ, Nguyễn Trãi thấy tàu lá chuối kia như là một bức thư tình còn đang phong kín, chứa chất trong đó bao ngọt ngào ân ái và e ấp của một tình yêu buổi đầu trao gửi còn rất đỗi ngập ngừng. “Phong còn kín” vừa nói được sự trắng trong vừa nói được ý e lệ, giữ gìn.
b)
- Thay đổi trật tự từ trong câu.
- Việc thay đổi trật tự từ để nhấn mạnh sự lác đác vắng vẻ, vắng bóng hình ảnh con người, xung quanh chủ yếu là cây cối, con người chỉ được miêu tả với hình ảnh nhỏ bé.
c)
- Tỉnh lược thành phần chính của câu.
- Câu văn đã lược bỏ đi thành phần chính của câu là chủ ngữ. Không nói rõ là thứ nghệ thuật gì mà chỉ nói thứ nghệ thuật khéo léo phấn son… với tác dụng để cho người đọc tự cảm nhận được. Đồng thời tạo sự kết nối trong đoạn văn.
d)
- Tỉnh lược thành phần chính của câu.
- Câu văn lược bỏ đi chủ ngữ. Tác dụng nhằm làm cho câu văn thêm phần bí ẩn, tránh lặp với những từ ngữ ở câu trước.
4. BÀI TẬP 4
a) Trông gớm chết!
→ Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, thái độ ghét bỏ, ghê sợ.
b) Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao!
→ Tác dụng: Bộc lộ thái độ, cảm xúc của mọi người khi nghe Chí Phèo chửi nhà cụ Bá.
c) Ừ, không đói thì thôi; Khuya rồi.
→ Tác dụng: Diễn đạt trực tiếp điều mà nhân vật muốn bày tỏ, tránh dài dòng.
d) Không
→ Tác dụng: Diễn đạt trực tiếp điều mà nhân vật muốn bày tỏ, thể hiện thái độ bực bội, tức giận.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận