Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 cánh diều bài 2: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều bài 2: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là viết thu hoạch sau khi nghiên cứu về một đề tài đã được thực hiện.
II. PHÂN TÍCH BÀI THAM KHẢO
- Nhan đề cung cấp thông tin về nội dung của báo cáo.
- Đoạn tóm tắt giới thiệu ngắn gọn nội dung, thông tin của bài báo cáo.
- Phần trích dẫn nêu định nghĩa về văn hóa đọc bởi các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.
- Phương pháp nghiên cứu: định tính.
- Những điều cần chú ý khi viết báo cáo:
- Lựa chọn một vấn đề cần phải viết báo cáo nghiên cứu tổng kết (có thể chọn vấn đề liên quan đến các bài đà học hoặc một vấn đề có ý nghĩa đặt ra từ cuộc sống).
- Tiến hành nghiên cứu theo một quy trình: Xác định mục đích và cách thức nghiên cứu; thu thập và lựa chọn tài liệu; ghi chép, sử dụng các công cụ tra cứu như từ điển, sách, báo, Internet,...; tổng hợp kết quả nghiên cứu.
- Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Mở đầu:
+ Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn đề nghiên cứu.
mở đầu.
+ Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu.
- Phần nội dung
+ Nội dung: Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra.
+ Cách trình bày: Có thể trích dẫn ý kiến người khác, chú thích và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp (bảng biểu, sau đó, thống kê vé đối tượng nghiên cứu,...) để báo cáo sinh động hơn.
+ Nên có sự so sánh giữa các vấn đề được tìm hiểu, các vấn đề trong và ngoài phạm vi đề tài để tạo thêm sức thuyết phục cho báo cáo.
- Kết luận:
+ Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày.
+ Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có).
- Khi trình bày báo cáo:
+ Cố gắng để có được những phát hiện của riêng mình;
+ Trích dẫn đầy đủ, đúng quy cách;
+ Tránh việc đạo văn hoặc vay mượn từ công trình, bài viết của người khác mà không dẫn nguồn tài liệu. Phần cuối báo cáo nêu rõ các tài liệu tham khảo (nếu có).
III. THỰC HÀNH VIẾT BÀI
Đề bài: Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.
* Tìm ý
* Lập dàn ý
- Phần mở đầu:
+ Giới thiệu chung về thơ Đường luật trung đại và ý nghĩa của việc tìm hiểu hình thức thơ Đường luật.
+ Nêu cách thức tiến hành nghiên cứu.
- Phần nội dung:
+ Giới thiệu các bài thơ Đường luật trung đại đã học và cách phân loại chúng.
+ Phân tích bố cục chung của một bài Đường luật thất ngôn bát cú, các câu để, thực, luận, kết và vai trò của chúng trong bài thơ. Từ đó, giới thiệu thêm về thơ tứ tuyệt. Ví dụ: Bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).
+ Giới thiệu vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật (có thể lập bảng niêm, luật của thơ Đường luật); nêu tác dụng của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung.
+ Phân tích sự sáng tạo về hình thức của thơ Nôm Đường luật.
- Phần kết luận:
Khái quát, tổng hợp lại vấn đề đã được trình bày.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận