Tóm tắt kiến thức lịch sử 8 cánh diều bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

1. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền

- Nguyên nhân xuất hiện các tổ chức độc quyền:

+ Nhờ ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản các nước Âu – Mỹ phát triển nhanh chóng.

+ Các nhà tư bản có xu hướng tập trung sản xuất, tập trung tư bản. 

Các tổ chức độc quyền ra đời, từng bước chi phối và lũng đoạn đất nước. 

Tổ chức độc quyền: là liên minh giữa những nhà tư bản to để tập trung vào trong tay một phần to (thậm chí toàn bộ) món hàng của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của lĩnh vực đó.

- Các hình thức và tác động của tổ chức độc quyền:

+ Hình thức: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức), tơ-rớt (ở Mỹ),…

Các-ten là hình thức đơn vị độc quyền dựa trên sự kí kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên để thoả thuận với nhau về giá cả, qui mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kì hạn thanh toán… Còn việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa do bản thân mỗi thành viên thực hiện.

Xanh-đi-ca là tổ chức độc quyền, trong đó việc tiêu thụ hàng hóa do một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên.

- Các-ten và xanh-đi-ca  bị phá vỡ khi tương quan lực lượng thay đổi. Vì vậy, một hình thức độc quyền mới ra đời là tơ-rớt.

- Tơ-rớt thống nhất cả việc sản xuất và tiêu thụ vào tay một ban quản trị chung, còn các thành viên trở thành các cổ đông.

+ Tác động: các nhà tư bản thỏa thuận ở những mức độ khác nhau về vốn, số lượng sản xuất, thị trường,…

- Đặc điểm của các tổ chức độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng:

+ Từ việc cho vay vốn, các nhà tư bản ngân hàng đã tham gia vào sản xuất, kinh doanh.

+ Tư bản công nghiệp cũng góp vốn vào ngân hàng.

Hình thành tầng lớp tư bản tài chính, thao túng về kinh tế, tài chính,… của quốc gia.

2. Sự mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa

- Lí do các nước tư bản đẩy mạnh mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa:

+ Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mỹ đẩy mạnh mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa:

  • Anh, Pháp: đã có nhiều thuộc địa nhưng vẫn muốn mở rộng thêm.
  • Đức, Mỹ: đang trên đà phát triển, nhưng lại có quá ít thuộc địa, khao khát thị trường. 

→ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong giai đoạn này diễn ra gay gắt. 

- Thuộc địa của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ vào đầu thế kỉ XX:

+ Đế quốc Anh: Bắc Mỹ, Nam Phi, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a,…

+ Đế quốc Pháp: Bắc Phi, Việt Nam, Ấn Độ Dương,…

+ Đế quốc Đức: Tây Phi, Tây Nam Phi, Đông Phi,…

+ Đế quốc Mỹ: Bắc Mỹ.

3. Nhận xét (về diện tích thuộc địa và các mâu thuẫn trong thời đại đế quốc chủ nghĩa)

- Trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các nước đều thi hành chính sách mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Tuy nhiên, diện tích thuộc địa giữa các nước đế quốc không đều nhau, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt.

- Trong thời đại đế quốc nổi lên nhiều mâu thuẫn chồng chéo: giữa các dân tộc thuộc địa với đế quốc xâm lược, giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Trong đó, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc liên quan đến vấn đề thị trường và thuộc địa đã dẫn đến việc thành lập hai khối quân sự đối đầu, làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

II. CÁC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ

1. ANH

- Về kinh tế: 

+ Trước năm 1870: Anh ở vị trí số một thế giới. 

+ Cuối thế kỉ XIX:

  • Anh tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức). 
  • Chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản, thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX:

  • Xuất hiện nhiều công ty độc quyền về công nghiệp, tài chính, thao túng nền kinh tế. 
  • 5 ngân hàng ở Luân Đôn chiếm 40% số vốn đầu tư của cả nước. 

- Về đối nội:

+ Đảng Tự do, Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại: 

+ Mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa.

+ Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa rộng khắp thế giới (33 triệu km2).

Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn” hay “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

2. PHÁP

- Về kinh tế:

+ Trước năm 1870: tổng sản công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

+ Cuối thế kỉ XIX: 

  • Tụt xuống vị trí thứ tư (sau Mỹ, Đức, Anh).
  • Các công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế (ngân hàng). 

- Về chính trị:

+ Liên tục thay đổi chính phủ. + Các chính phủ bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân. 

- Về đối ngoại: 

+ Tăng cường xâm chiếm, bóc lột thuộc địa.

+ Năm 1914, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

+ Cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi. 

Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

3. ĐỨC

- Về kinh tế: 

+ Trước năm 1870: sản lượng công nghiệp của Đức đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp, Mỹ).

+ Năm 1890: 

  • Đức dẫn đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ).
  • Nhiều công ty độc quyền ra đời (luyện kim, than đá, hóa chất,…), chi phối nền kinh tế.

- Về đối nội:

+ Quý tộc địa chủ và tư sản liên kết.

+ Thi hành chính sách đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. 

- Về đối ngoại: dùng vũ lực để phân chia lại thuộc địa.

Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa quân phiệt, hiếu chiến”. 

4. MỸ

- Về kinh tế: 

Giai đoạn 1865 – 1894: 

+ Sản lượng công nghiệp vươn lên vị trí số một thế giới.

+ Tổ chức độc quyền phổ biến là các tơ-rớt (“vua dầu mỏ” Rốc-cơ-phe-lơ, “vua thép” Mooc-gan, “vua ô tô” Pho,…) chi phối, lũng đoạn nước Mỹ. 

Chủ nghĩa đế quốc Mỹ được gọi là “quê hương của các ông vua công nghiệp”.

- Về đối nội:

+ Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. 

+ Thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. 

- Về đối ngoại: 

+ Áp dụng Học thuyết Mơn-rô, tạo ảnh hưởng ở khu vực Mỹ La-tinh, gạt bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu.

+ Chiến tranh với Tây Ban Nha (1898).

+ Chiếm được Phi-lip-pin, Cu-ba.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nội dung chính bài Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bình luận

Giải bài tập những môn khác