Tóm tắt kiến thức lịch sử 8 cánh diều bài 2: Cách mạng công nghiệp

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 2: Cách mạng công nghiệp. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. NHỮNG THÀNH TỰU TIỂU BIỂU CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh (bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVIII trong lĩnh vực dệt, rồi lan nhanh ra các lĩnh vực khác).

Thời gian

Người phát minh

Đặc điểm, tính năng, tác dụng của máy móc

Năm 1764

Giêm Ha-gri-vơ

Máy kéo sợi Gien-ni:

- Có 8 cọc sợi bông (về sau nâng lên 16 – 18 cọc sợi bông). 

- Chỉ cần 1 người điều khiển.

- Năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần.

Năm 1769

R. Ác-rai

Máy kéo sợi chạy bằng sức nước:

Xây dựng xưởng dệt bên bờ sông chảy xiết ở Man-che-xto. 

Năm 1784

Giêm Oát

Máy hơi nước:

Các nhà máy được xây dựng ở khắp nơi.

Năm 1785

Ét mơn Các-rai

Máy dệt:

Năng suất gấp 40 lần so với dệt tay.

Năm 1814

Xti-phen-xơn

Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước:

- Kéo được 8 toa và chạy trên đường ray, đạt tốc độ 6km/h.

- Đến năm 1850, Anh có 10 000 km đường sắt.

2. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước châu Âu và châu Mỹ.

- Ở Pháp:

+ Máy hơi nước: 

  • Năm 1830: có hơn 5 000 máy hơi nước. 
  • Năm 1870: có trên 27 000 chiếc.

+ Độ dài đường sắt: từ 30 km lên 16 500 km.

→ Kinh tế Pháp vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

- Ở Đức:

+ Công nghiệp: sản lượng khai thác than tăng từ 12 triệu tấn lên 16 triệu tấn (sử dụng máy hơi nước).

+ Nông nghiệp: 

  • Diễn ra quá trình cơ khí hóa, sử dụng phân bón hóa học để tăng năng suất. 
  • Máy cày, máy bừa, máy thu hoạch nông nghiệp xuất hiện.

- Ở Mỹ:

+ Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ ngành dệt, lan sang ngành luyện kim, khai thác than đá, đường sắt. 

+ Năm 1850, có mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới (15 000 km).

II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

- Tác động tích cực:

+ Kinh tế:

  • Trung tâm công nghiệp mới, thành thị xuất hiện. 
  • Nâng cao năng suất lao động, của cải dồi dào.
  • Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là giai cấp tư sản.
  • Anh được mệnh danh là “công xưởng thế giới”.

+ Xã hội: Ra đời hai giai cấp cơ bản trong xã hội:

  • Tư sản công nghiệp,
  • Vô sản công nghiệp.

- Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Sự bóc lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em.

+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,...

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Cách mạng công nghiệp, kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 2: Cách mạng công nghiệp nội dung chính bài Cách mạng công nghiệp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác