Tóm tắt kiến thức lịch sử 8 cánh diều bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XIX

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XIX. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM

Lĩnh vực 

Biểu hiện

Chính trị

- Người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực.

- Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân. 

Kinh tế

Tác động tích cực (nằm ngoài mong muốn của Pháp)

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam. 

- Hệ thống cơ sở hạ tầng:

+ Đô thị có sự cải thiện. 

+ Cảng, nhà ga, các tuyến giao thông, cơ sở công – thương nghiệp được xây dựng.

+ Đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê dần xuất hiện, chủ yếu ở Nam Kì. 

Tác động tiêu cực

- Nền kinh tế phát triển mất cân đội, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. 

- Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp. 

Văn hóa

- Văn hóa phương Tây từng bước du nhập, tồn tại cùng nền văn hóa truyền thống. 

- Một bộ phận trí thức Nho học đã có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. 

Xã hội

Các giai cấp cũ

- Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hóa thành địa chủ lớn, địa chủ vừa, địa chủ nhỏ. 

- Giai cấp nông dân: chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.

Các giai cấp, tầng lớp

- Tầng lớp xã hội mới: tiểu tư sản, học sinh, sinh viên. 

- Giai cấp công nhân ra đời, số lượng ngày càng tăng, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp. 

Nhiệm vụ lịch sử đặt ra

Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và các trào lưu tư tưởng tư sản bên ngoài xâm nhập vào đưa đến sự xuất hiện phong trào yêu nước mang tính chất tư sản diễn ra rầm rộ ở Việt Nam trrong khoảng hơn 10 năm đầu thế kỉ XX. 

II. HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU, PHAN CHÂU TRINH

1. Phan Bội Châu

Nội dung giới thiệu

Hoạt động của Phan Bội Châu

Khuynh hướng cứu nước

Khuynh hướng dân chủ tư sản.

Chủ trương, phương pháp tiến hành

- Chủ trương: dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc.

- Phương pháp tiến hành:

+ Ban đầu: Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp, hi vọng Nhật là nước “đồng chủng, đồng văn” sẽ giúp đỡ mình. 

+ Sau sự kiện Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, ông đi theo chủ nghĩa “Tam dân” (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” của Tôn Trung Sơn, dùng bạo lực để đánh Pháp. 

- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu:

+ Năm 1883: Viết bài hịch “Bình Tây thu Bắc”, cổ vũ nhân dân khởi nghĩa vũ trang chống Pháp. 

+ Năm 1904: Sáng lập hội Duy tân, đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập và thành lập nền quân chủ lập hiến ở Việt Nam. 

+ Năm 1905 – 1908: 

  • Sang Nhật nhờ giúp đỡ để đánh Pháp. 
  • Phát động phong trào Đông du, đưa thanh niên sang Nhật học tập, rèn luyện. 

+ Năm 1912 – 1913: 

  • Thành lập Việt Nam Quang phục hội, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. 
  • Cử người về nước trừ khử những quan chức thực dân, tay sai đầu sỏ. 

Kết quả, ý nghĩa

- Kết quả: 

+ Cuộc ám sát những quan chức thực dân, tay sai đầu sỏ thất bại. 

+ Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông.

- Ý nghĩa:

+ Đánh thức trái tim yêu nước của nhân dân Việt Nam, như một lời hiệu triệu, kêu gọi sức mạnh đồng bào đứng lên đánh đuổi quân xâm lược để thoát khỏi vòng nô lệ, lao khổ cùng cực, giải phóng nước nhà.

+ Để lại bài học kinh nghiệm về sự nghiệp giáo dục: giáo dục, đào tạo là “quốc sách hàng đầu”.

2. Phan Châu Trinh

Nội dung giới thiệu

Hoạt động của Phan Châu Trinh

Khuynh hướng cứu nước

Xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hòa. 

Chủ trương, phương pháp tiến hành

- Chủ trương: cải cách xã hội, vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu Pháp sửa đổi chính sách cai trị để giúp người Việt Nam văn minh lên. 

- Phương pháp: cải cách kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu:

+ Năm 1905: vào Nam ra Bắc tìm hiểu dân tình, tìm người có cùng chí hướng để hoạt động cứu nước. 

+ Năm 1906: 

  • Gửi thư cho Chính phủ thuộc địa, vạch trần chế độ phong kiến, yêu cầu Pháp sửa đổi chính sách cai trị.
  • Khởi xướng cuộc vận động Duy tân với khẩu hiệu “Khai dân trí, chấn dan khí, hậu dân sinh”, đi nhiều nơi vận động nhân dân thay đổi. 

Diễn ra dưới hình thức mở trường học, mở mang công nghiệp, thương nghiệp,… ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. 

+ Năm 1908: phong trào chống sưu thuế ở Trung Kì. 

Kết quả, ý nghĩa

- Kết quả: 

+ Thực dân Pháp đàn áp, giam cầm, tuyên án tử hình người yêu nước.

+ Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, đày ra Côn Đảo. 

Phong trào tan rã. 

- Ý nghĩa:

+ Góp phần mở đường cho sự tiếp biến văn minh phương Tây, xây dựng nền văn hóa dân tộc trong điều kiện lịch sử mới, mở đường cho phong trào cải cách văn hóa của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX. 

+ Tạo ra sự chuyển biến văn hóa Việt Nam theo xu hướng hiện đại trong bối cảnh sự kìm hãm, áp chế của chế độ thuộc địa. 

Nhận xét

Mục đích cao nhất của Phan Châu Trinh là đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “khai thông dân trí, chấn hưng dân khí, phát triển dân sinh”.

III. BUỔI ĐẦU HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH

Nội dung giới thiệu

Biểu hiện, dẫn chứng

Bối cảnh lịch sử Việt Nam trước năm 1911

- Thực dân Pháp sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, thi hành chính sách khai thác thuộc địa tàn bạo. + Gây ra sự biến động to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, làm thay đổi kết cấu giai cấp, đảo lộn cuộc sống mọi tầng lớp nhân dân. 

+ Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

+ Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng bị bần cùng hoá. Những mâu thuẫn trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển của xã hội:

  • Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và chế độ thuộc địa.
  • Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ngày càng gia tăng. 

- Nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai nổ ra khắp nơi với nhiều xu hướng cứu nước khác nhau: khởi nghĩa dưới ngọn cờ Cần vương, khởi nghĩa nông dân Yên Thế, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. 

→  Tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước đều thất bại. 

Mục đích ra đi và lựa chọn hướng đi tìm đường cứu nước

Trước những thất bại của bậc tiền bối như Tôn Thất Thuyết, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…. Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Phương thức hoạt động (từ năm 1911 đến năm 1918)

- Ngày 5/6/1911: làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, rời Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) sang phương Tây tìm đường cứu nước. 

- Năm 1911 – 1917, đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu:

+ Làm nhiều công việc để vừa kiếm sống vừa tìm hiểu thực tiễn ở các nước. 

+ Đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. 

- Tháng 12/1917: 

+ Trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.

+ Trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. 

Ý nghĩa của hoạt động

Những hoạt động yêu nước trong thời gian này là điều kiện quan trọng để Nguyễn Tất Thành xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XIX, kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XIX, nội dung chính bài Việt Nam đầu thế kỉ XIX

Bình luận

Giải bài tập những môn khác