Tóm tắt kiến thức lịch sử 6 cánh diều bài 7: Ấn Độ cổ đại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 6 cánh diều bài 7: Ấn Độ cổ đại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Ở LƯU VỰC SÔNG ẤN VÀ SÔNG HẰNG

- Ai Cập, Lưỡng Hà và Ấn Độ đều có những dòng sông lớn (sông Nin, sông Ti-gơ-rơ, sông Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng) bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn.

- Lãnh thổ Ấn Độ thời cổ đại là một vùng rộng lớn.

- Ấn Độ có địa hình và khí hậu khác nhau ở mỗi miền.

- Ấn Độ có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ: cư dân Ấn Độ cổ đại chủ yếu sinh sống ở lưu vực hai con sông nên sẽ phát triển sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. 

2. CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CỔ ĐẠI CỦA ẤN ĐỘ

- Các đẳng cấp trong xã hội cổ đại Ấn Độ: Bra-man (tăng lữ), Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh), Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công), Su-đra (những người thấp kém trong xã hội).

- Đẳng cấp có vị thể cao nhất là Bra-man (tăng lữ). Đẳng cấp có vị thế thấp nhất là Su-đra (những người thấp kém trong xã hội).

- Nhận xét về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp:

+ Sự phân chia xã hội hết sức hà khắc, khắt khe, bất công (người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau, những người ở đẳng cấp dưới buộc phải tôn trọng những người ở đẳng cấp trên) đã tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại.

+ Việc phân chia xã hội theo đẳng cấp đã tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay.

3. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA ẤN ĐỘ

- Tôn giáo: Là nơi khởi phát của nhiều tôn giáo. Trong đó, hai tôn giáo ảnh hưởng nhất là Hin-đu giáo và Phật giáo.

- Chữ viết: ra đời từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn, sau này được ảnh hưởng và lan truyền đến chữ viết của nhiều quốc gia Đông Nam Á.

- Văn học: phong phú với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi với hai tác phẩm đồ sộ là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

- Kiến trúc: đều chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định, nổi bật nhất là kiến trúc Phật giáo và Hin-đu giáo.

- Biết làm ra lịch: chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày (một năm có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thêm một tháng nhuận.

- Chữ số: sáng tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn được sử dụng (thường gọi là chữ số Ả Rập). Trong đó, quan trọng nhất là sáng tạo ra chữ số 0.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 7: Ấn Độ cổ đại, kiến thức trọng tâm lịch sử 6 cánh diều bài 7: Ấn Độ cổ đại, nội dung chính bài 7: Ấn Độ cổ đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều