Tóm tắt kiến thức lịch sử 6 cánh diều bài 18: Vương quốc Chăm-pa

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 6 cánh diều bài 18: Vương quốc Chăm-pa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 18: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA

1. SỰ THÀNH LẬP VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

- Phạm vi chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa: khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay

- Tóm tắt quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:

+ Ngay từ buổi đầu cai trị của nhà Hán, nhân dân huyện Tượng Lâm đã “cậy nơi hiểm trở” liên tục nổi dậy.

+ Cuối thế kỉ II, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ, đặt tên nước là Lâm Ấp

+ Về sau, các vua Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Trong quá trình đó, khoảng thế kỉ VII, tên gọi Lâm Ấp đổi thành Chăm-pa.

+ Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.

2. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI

- Những nét chính về kinh tế của Chăm-pa:

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, một năm hai vụ.

+ Bên cạnh đó, nghề làm gốm, xây dựng, khai thác lâm sản, đóng thuyền, đánh bắt cá,... cũng rất phát triển. 

+ Đặc biệt, với vị trí thuận lợi, trong nhiều thế kỉ, Vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập

- Bộ máy nhà nước:

+ Trong xã hội Chăm-pa, vua là “đẳng tối cao”, đứng đầu Vương quốc

+ Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trung ương đến địa phương (gồm các châu, huyện, làng).

+ Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính: tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.

3. MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA

- Dựa trên chữ cổ của người Ấn Độ, từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm cổ.

- Về tín ngưỡng, tôn giáo, cư dân Chăm-pa thờ tín ngường đa thần (thần Núi, thần Nước, thân Lúa, thần Biển,...) và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo....). Các thành tựu văn hoá khác của Chăm-pa đều mang đậm dấu ấn của hệ tín ngưỡng, tôn giáo này.

- Về kiến trúc, điêu khắc, cư dân Chăm-pa xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đông Dương (Quảng Nam),...

- Về lễ hội, cư dân Chăm-pa thường gắn với đời sống hiện thực và các sinh hoạt tín ngưởng, tôn giáo. Trong lễ hội, cúng tế và âm nhạc truyên thống là phần không thể thiếu.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 18: Vương quốc Chăm-pa, tự chủ, kiến thức trọng tâm lịch sử 6 cánh diều bài 18: Vương quốc Chăm-pa, nội dung chính bài 18: Vương quốc Chăm-pa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều