Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 cánh diều bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 cánh diều bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. TÌM HIỂU VỀ THÀNH PHẦN DÂN TỘC THEO THIỂU SỐ

- Tổng số dân của Việt Nam là 96,2 triệu người. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 82,1 triệu người (số liệu năm 2019).

+ Dân tộc có số dân trên 1 triệu người: Tày, Thái, Mường, H’mông,  Khơ-me, Nùng. 

+ Dân tộc có số dân dưới 5 nghìn người: 11 dân tộc. 

- Các dân tộc cư trú phân tán và đan xen.

2. TÌM HIỂU VỀ NGỮ HỆ VÀ PHÂN CHIA TỘC NGƯỜI THEO NGỮ HỆ

- Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau. Quan hệ đó được xác định bởi những đặc điểm giông nhau về ngữ pháp, hệ thông từ vị cơ bản, âm vị và thanh điệu. 

- Các dân tộc Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ khác nhau.

+ Ngữ hệ Nam Á.

+ Ngữ hệ Mông – Dao.

+ Ngữ hệ Thái – Ka Đai.

+ Ngữ hệ Nam Đảo.

+ Ngữ hệ Hán Tạng.

3. TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT

3.1 NÔNG NGHIỆP

Hoạt động sản xuất nông nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi.

- Người Kinh: 

+ Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

+  Nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản.

=> Đời sống vật chất của người dân ở nông thôn ngày càng được nâng cao.

-  Các dân tộc thiểu số:

 + Phần lớn phân bố ở miền núi, trung du, cao nguyên. 

+ Trước đây, chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức du canh. 

+ Hiện nay, đã chuyển sang hình thức canh tác định canh, trồng nhiều loại cây và các loại cây ăn quả.

3.2 THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG NGHIỆP

- Thủ công nghiệp:

+ Người Kinh: 

  • Phát triển các nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm. 
  • Một số nghề nổi tiếng trong cả nước: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng hương Thuỷ Xuân (Huế), làng nghề chăm nón lá Thới Tân (Cần Thơ), làng dệt chiếu Long Định (Đồng Tháp),...

+ Các dân tộc thiểu số: 

  • Vùng Tây Bắc: dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,... 
  • Tây Nguyên: dệt thổ cẩm, mây tre đan, điêu khắc tượng, làm rượu cần v
  • Tây Nam Bộ, các dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi: dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm,...

- Thương nghiệp:

+ Chợ là nơi trao đổi, buôn bán các mặt hàng, giao lưu văn hoá và thể hiện tính cộng đồng.

  • Người Kinh:  chợ làng, chợ huyện và chợ trong các khu phố, chợ đầu mối,...
  • Cư dân Nam Bộ:  chợ trên sông, hình thành các khu chợ nổi. 
  • Các dân tộc vùng cao: họp chợ phiên.

+ Các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại,... đã xuất hiện trên khắp mọi miền đất nước.

3.3 ĂN, MẶC, Ở

- Ăn:

+ Người kinh:

  • Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày.
  • Trong bữa ăn hăng ngày thường có các món canh, rau,... 
  • Ưa dùng nước mắm và các loại cà muối, dưa muối. Tương và các loại gia vị như ớt, tỏi, gừng,...được sử dụng trong các bữa ăn. 
  • Món ăn của người Kinh ở miền Trung thường cay và mặn hơn các khu vực khác, trong khi ở miền Nam thường có nhiều món hơi ngọt và ít cay.

+ Người Tây Bắc: Bữa ăn hàng ngày của các dân tộc ít người thường có xôi, ngô. 

+ Người Tây Nguyên: chủ yếu ăn cơm tẻ và không thể thiếu muối ớt trong bữa ăn.

- Mặc:

+ Người Kinh:

  • Trước đây, đàn ông mặc quần áo nâu, đi chân trần. Phụ nữ  mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ hoặc mặc áo bà ba, quấn khăn rằn.
  • Áo dài được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỉ XX, là trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết của phụ nữ Việt Nam.

+ Các dân tộc thiểu số:

  • Vùng Tây Bắc: Chú trọng các hoạ tiết đa sắc với kĩ thuật thêu công phu. 
  • Vùng đồng bằng sông Cửu Long: màu sắc, chất liệu và hoa văn trên trang phục  thường đơn giản, phù hợp với môi trường và cuộc sống vùng sông nước.

- Ở: 

+ Người kinh:

  • Thường là nhà trệt. Trong khuôn viên thường được bố trí liên hoàn nhà - sân - vườn - ao. Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian
  • Trong đời sống hiện đại, nhà ở  được xây dựng kiên cố.

+ Các dân tộc thiểu số: tập trung trong các xóm, làng, bản ở chân núi, bên sườn đổi hoặc nơi đất thoải gần sông, suối,... với kiểu nhà phố biến là nhà sàn.

- Đi lại: 

+ Ngựa, xe kéo tay, thuyền bè, tàu,...

+ Xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay.

4. TÌM HIỂU VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN

4.1 TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

- Tín ngưỡng:

+ Người Kinh: Thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ nghề.,...

+ Các dân tộc thiểu số: thờ nhiều vị thần tự nhiên theo thuyết “vạn vật hữu linh”, nhiêu dân tộc thờ các vị thần

nông nghiệp.

- Tôn giáo: Có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới với mức độ đậm, nhạt khác nhau tùy theo vùng miền và theo tộc người.

+ Phật giáo: là tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc. 

+ Hin-đu giáo: Dân dộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Hin-đu giáo; người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo.

+ Công giáo: là một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

4.2 PHONG TỤC, TẬP QUÁN, LỄ HỘI

- Phong tục, tập quán truyền thống: được thể hiện trên các lĩnh vực của đời sống hằng ngày hoặc trong các dịp lễ.

+ Tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,... 

+ Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống thường trải qua các bước cơ bản. Việc tô chức tang ma trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.

- Lễ tết:

+ Tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm + Ngoài ra còn có nhiều lễ, tết truyền thống khác như Răm tháng Giêng, tết Thanh minh, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu,... 

- Lễ hội:Là một nét văn hoá đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gồm các lễ hội nông nghiệp, tôn giáo, hoặc gắn với đời sống sinh hoạt cộng đồng.

+ Người Kinh: Diễn ra nhiều trò chơi dân gian. 

+ Các tộc người thiêu số ở Tây Bắc: có lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu an ở bản, lễ hội hát múa giao duyên.... 

+ Các dân tộc ở Nam Bộ lễ Ok Om Bok của người Khơ-me, lễ Ka-tê của người Chăm. 

4.3 NGHỆ THUẬT

- Nghệ thuật biểu diễn:  múa Rối nước, Chèo, Tuông, Đờn ca tài tử, ca Trù, hát Xoan, Dân ca quan họ....

 - Làn điệu, điệu múa và nhạc cụ:

+ Vùng Tây Bắc: ưa thích các làn điệu dân ca, múa, xoè; thối các loại khèn, sáo, sử dụng trống và các bộ gõ băng tre, nứa tự tạo.

 + Nam Bộ: bộ gõ (trồng, chiêng,...), bộ dây (đàn) và bộ hơi (kèn, tù và),...

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 cánh diều bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam, nội dung chính bài Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác