Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 cánh diều bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 cánh diều bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. TÌM HIỂU VỀ HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

a) Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

- Từ đầu Công nguyên đến thể kỉ VII: hình thành một số quốc gia, trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:   + Hình thành thêm một số quốc gia mới.

+ Một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn, tiêu biểu là Ăng-co, Sri vi-glay-a.

=> Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước là thành tựu văn minh nổi bật

nhất trong giai đoạn này.

b) Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Hình thành những quốc gia thông nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á như Đại Việt, Ăng-co, Chăm-pa,...

- Định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa

- Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo, tạo nên những sắc thái mới cho văn minh ĐNA.

c) Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

- Là giai đoạn khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến, quá trình xâm nhập của các nước phương Tây.

- Sự du nhập văn hoá phương Tây cũng đem đến nhiều yếu tố văn hoá mới, tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là văn học, nghệ thuật.

2. TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI

2.1 TÌM HIỂU VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO

* Tín ngưỡng

Cư dân Đông Nam Á có chung nhiều tín ngưỡng bản địa, như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần tự nhiên, thờ thân động vật,...

* Tôn giáo

Là nơi hội tụ các tôn giáo lớn của thế giới là Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. 

=> Có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống của cư dân trong khu vực.

- Cư dân tiếp thu Phật giáo và Hin-đu giáo từ Ấn Độ thông qua con đường thương mại và truyền giáo từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên.

- Người Việt chủ yếu tiếp nhận hệ tư tưởng Nho giáo và các tôn giáo từ Trung Quốc. 

2.2 TÌM HIỂU VỀ VĂN TỰ VÀ VĂN HỌC

- Văn tự:

+ Tiếp thu hệ thống chữ viết của Ân Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng.

+ Người Việt tiếp thu một phần hệ thống chữ Hán của Trung Quốc và sáng tạo ra chữ Nôm. 

- Văn học: Kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại, như truyền thuyết, sử thị, truyện cổ tích, truyện thơ, ca dao, tục ngữ,...

+ Văn học viết ở Đông Nam Á ra đời khá muộn (khoảng thế kỉ X - thế kỉ XIII).

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập và phương Tây.

2.3 TÌM HIỂU VỀ KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC

* Kiến trúc

- Kiến trúc dân gian:  nhà sàn là biểu tượng văn hoá thích hợp của cư dân Đông Nam A.

- Kiến trúc tôn giáo: 

+ Đa dạng với hệ thống chùa, tháp, đền, miếu, lăng mộ, thánh đường, nhà thờ. 

+ Chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình kiến trúc Hin-đu giáo, Phật giáo, Hôi giáo và Thiên Chúa giáo.

- Kiến trúc cung đình: hệ thống cung điện tại các kinh đô. 

* Điêu khắc

Đạt đến trình độ cao, với nhiều tác phẩm được chạm khắc công phu, độc đáo và chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Ấn Độ, Trung Quốc, là các tác phẩm điêu khắc mang tính chất tôn giáo, như tượng thân, tượng Phật và phù điêu.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 cánh diều bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại, nội dung chính bài Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác