Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 6 chân trời bài 31: Động vật

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo bài 31: Động vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT

a. Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống

- Tiêu chí phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống là bộ xương cột sống. Động vật không xương sống chưa có xương cột sống để nâng đỡ cơ thể, đù một số nhóm đã có bộ xương ngoài tạo nên lớp áo giáp bảo vệ. Động vật có xương sống đã có xương cột sống để nâng đỡ cơ thể.

+ Đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống: giun, châu chấu, sâu,....

+ Đại diện thuộc nhóm động vật có xương sống: cá, lươn, ếch, chim bổ câu,...

b. Tìm hiểu các nhóm động vật không xương sống trong tự nhiên

- Các nhóm động vật không xương sống rất đa dạng: gồm nhiều loài, sống ở nhiều môi trường sống khác nhau

- Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống có thể dựa vào đặc điểm về kiểu xối xứng của cơ thể ( tỏa tròn, hai bên,…) hình dạng cơ thể, vỏ bọc cơ thể ( vỏ đá vôi, vỏ chitin), môi trường sống, cơ quan di chuyển ( chân cánh)

c. Tìm hiểu các nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên

- Nhóm Cá: hô hấp bằng mang; cơ thể hình thoi, thon hai đầu thuận lợi cho việc di chuyển dưới nước; có vây tác dụng như mái chào; vảy cá xếp lớp thuận tiện cho cá bơi ngang, bơi dọc,...

- Nhóm lưỡng cư: Ếch là đại diện thuộc nhóm Lưỡng cư, hô hấp vừa qua da, vừa qua phổi. Da ếch cần phải ẩm khi trao đổi khí để khí có thể khuếch tán qua bề mặt da. Do đó, ếch thường sống ở môi trường ẩm ướt

- Nhóm bò sát: thích nghi với môi trường trên cạn ( trừ cá sấu, rắn nướcs, rùa biển,… có thể thích nghi cả trên cạn và dưới nước) da khô, vảy sừng

- Nhóm chim: có lông vũ bao phủ, chi trước biển đổi thành cánh, có mỏ, thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Các hình thức di chuyển có thể kể tới như:

+ Di chuyển kiểu bay: có kiểu bay đập cánh như bồ câu, sẻ, ... và bay lượn như hải âu, diều hâu,...

+ Di chuyển bằng cách đi, chạy như đà điểu, nhóm gia cầm,...

+ Di chuyển bằng cách bơi như chim cánh cụt

- Nhóm thú : nhóm động vật có tổ chưc cấu tạo cơ thể cao nhất, có lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, nuôi con bằng sữa mẹ

2. TÁC HẠI CỦA ĐỘNG VẬT TRONG ĐỜI SỐNG

a. Tìm hiểu một số tác hại của động vật trong đời sống

- Một số động vật gây bệnh cho con người: bọ chét, giun, sán kí sinh

- Một số động vật là trung gian truyền bệnh: bọ chét là trung gian truyền bệnh địch hạch, muỗi anophen là trung gian truyền bệnh sốt rét,....

- Một số động vật ảnh hưởng đến công trình giao thông biển như: con hà, con sum; phá hoại đê điều như: mối, mọt, ...

- Một số động vật chuyên phá hoại mùa màng: ốc bươu vàng, chuột, cào cào, sâu hại,...

- Một số động vật chuyên kí sinh trên vật nuôi làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất đàn nuôi như: sản lá gan, rận cá,...

- Các biện pháp nào phòng trừ động vật gây hại mà các địa phương có thể áp dụng:

+ Tuyên truyền về diệt muỗi và bọ gậy

+ Vệ sinh môi trường định kì

+ Vệ sinh cá nhân hằng ngày

+ Tiêm phòng (đặc biệt cho trẻ em và người già)

+ Chọn các loại giống kháng sâu bệnh

+ Gieo trồng đúng thời vụ để tránh sâu bệnh

+ Sử dụng bẫy và hàng rào chắn côn trùng

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều