Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 6 chân trời bài 22: Phân loại thế giới sống
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo bài 22: Phân loại thế giới sống. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
- Thế giới sống đa dạng về số lượng các loài sinh vật, đa dạng về đặc điểm và môi trường sống của chúng.
- Phân loại sinh vật dựa vào đặc điểm tế bào (tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực), cấp độ tổ chức cơ thể (cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào), khả năng di chuyển, dinh dưỡng (tự dưỡng, dị dưỡng), môi trường sống (môi trường nước, môi trường cạn, ...).
2. CÁC BẬC PHÂN LOẠI SINH VẬT
- Bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong thế giới sống:
Loài => Chi => Họ => Bộ => Lớp => Ngành=> Giới
- Trong đó, loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít
- Cách gọi tên sinh vật:
+ Tên phổ thông là cách gọi phố biến của loài có trong danh lục tra cứu
+ Tên khoa học là cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chỉ/ giống và tên loài
+ Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia
3. CÁC GIỚI SINH VẬT
a. Tìm hiểu về năm giới sinh vật
- Sinh vật được chia thành năm giới, đại diện mỗi giới là:
+ Vi khuẩn thuộc giới Khởi sinh;
+ Trùng giày thuộc giới Nguyên sinh;
+ Nấm rơm thuộc giới Nấm;
+ Cây cam thuộc giới Thực vật;
+ Gấu thuộc giới Động vật
- Dựa vào đặc điểm tế bào, tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng, ... làm tiêu chí để phân biệt năm giới sinh vật
- Môi trường sống của các sinh vật:
Giới | Đại diện | Môi trường sống | ||||
Nước | Cạn | Sinh vật | ||||
Khởi sinh | Vi khuẩn E.coli | + | + | + | ||
Nguyên sinh | Trùng noi | + | - | - | ||
Nấm | Nấm rơm | - | + | - | ||
Thực vật | Cây ray muống | + | + | - | ||
Động vật | Cá chép | + | - | - |
4. KHÓA LƯƠNG PHÂN
- Các tiêu chí được sử dụng để phân biệt các sinh vật trong hình:
+ Khả năng di chuyển
+ Khả năng bay
+ Có chân hoặc không
- Cách xây dựng khoá lưỡng phân:
+ Bước 1. Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi sinh vật
+ Bước 2. Dựa vào một đặc điểm đặc trưng nhất để phân chia sinh vật thành hai nhóm
+ Bước 3. Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai nhóm nhỏ hơn cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật
+ Bước 4. Xây dựng khoá lưỡng phân hoàn chỉnh
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận