Tóm tắt kiến thức địa lý 8 cánh diều Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 8 cánh diều Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. VỊ TRÍ, PHẠM VI CÁC VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

- Diện tích và bộ phận của biển đảo Việt Nam: 

+ Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km², là một bộ phận của Biển Đông. 

+ Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. 

- Các huyện đảo Việt Nam:  Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Hải Phòng), Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Qúy (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Kiên Hải (Kiên Giang), Phú Quốc (Kiên Giang). 

- Tầm quan trọng của vùng biển và hải đảo nước ta:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông. 

+ Vị trí chiến lược quan trọng do nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế hoạt động nhộn nhịp. 

II. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM

1. Đặc điểm môi trường vùng biển đảo Việt Nam

- Môi trường biển đảo nước ta có đặc điểm đặc trưng là nước biển sạch và không khí trong lành. 

- Hiện nay, ở một số nơi đã xảy ra các hiện tượng sạt lở bờ biển, tăng lượng chất thải ô nhiễm môi trường, suy giảm hệ sinh thái…

2. Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam

- Rất phong phú và đa dạng. 

- Các tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, trong đó tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản rắn là tài nguyện cạn kiệt, không có khả năng hồi phục.  

III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

1. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế

Phân tích thuận lợi của biển đảo đến phát triển kinh tế

Phân tích khó khăn của biển đảo đến phát triển kinh tế

- Giao thông vận tải:

+ Vùng biển rộng, bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá… Nước biển ấm, nhiều vịnh nước sâu.

+ Vùng biển nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

- Du lịch biển:

+ Có nhiều bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyền ở ven biển, trên các đảo…

+ Nước biển ấm

- Khai thác, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản:

+ Có nguồn tài nguyên sinh vật, khoang sản phong phú. 

+ Nhiều vũng vịnh, rừng ngập mặn ven biển.

- Phát triển nghề làm muối: Nước biển có độ muối cao, số giờ nắng nhiều

- Có nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới..

- Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.

2. Những thuận lợi, khó khăn biển đảo đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

a. Phân tích thuận lợi của biển đảo đến bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. 

- Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. 

- Nước ta đã ban hành Luật biển Việt Nam, tham gia xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông. 

- Môi trường và tài nguyên biển đảo nước ta rất phong phú và đa dạng. 

- Tình hình an ninh chính trị của các nước Đông Nam Á ngày càng ổn định. 

b. Phân tích khó khăn của biển đảo đến bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Tồn tại một số vấn đề vi phạm chủ quyền, tranh chấp chủ quyền giữa một quốc số quốc gia trong khu vực. 

- Tình trạng khai thác hải sản trái phép, vận chuyển hàng lậu, gây ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học. 

- Môi trường sông trên biển đảo có nhiều sự khắc nghiệt, thiên tai và thời tiết xấu. 

IV. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

- Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước năm 1884:

+ Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải) và tiếp tục được duy trì dưới thời Tây Sơn. 

+ Dưới triều Nguyễn, hoạt động xác lập chủ quyền ở quần dảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp: kiểm tra, kiểm soát…

- Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1954: 

+ Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua một số hoạt động như dựng cột mốc chủ quyền, xây dựng hải đăng..

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1954), Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

+ Thep Hiệp định Ê – ly – đê ngày 8/3/1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu.

- Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975: 

+ Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

+ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thực thi chủ quyền của Việt Nam ở hai đảo thông qua ban hành  các văn bản hành chính nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền…

- Giai đoạn từ năm 175 đến nay: nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông, kiến thức trọng tâm địa lý 8 cánh diều Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông, nội dung chính bài Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác