Tóm tắt kiến thức công nghệ 8 chân trời bài 4: Vật liệu cơ khí

Tổng hợp kiến thức trọng tâm công nghệ 8 chân trời bài 4 Vật liệu cơ khí. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. VẬT LIỆU KIM LOẠI

Kim loại đen 

- Đặc điểm kim loại đen: màu đen, xám đen, xám trắng; cứng chắc.

- Chọn vật liệu: kim loại đen để chế tạo những chi tiết chịu lực tốt như khung xe máy.

- Thành phần chính: 

+ Kim loại đen có thành phần chính là sắt và carbon. 

+ Tỉ lệ carbon càng cao thì vật liệu càng cứng.

- Kim loại đen có 2 loại chính:

+ Thép (tỉ lệ carbon ≤ 2,14%).

+ Gang (tỉ lệ carbon > 2,14%).

Kim loại màu

- Nhà sản xuất dựa vào đặc tính:

+ Hình hộp đựng thực phẩm: tính dễ dát mỏng.

+ Hình lõi dây điện: tính dẫn điện.

+ Hình lò xo: tính dẻo, dễ uốn cong.

+ Hình nồi: tính dẫn nhiệt.

- Một số sản phẩm: vòng, nhẫn vàng/ bạc; xoong, nồi, chảo; lõi dây điện; hộp đựng thực phẩm;...

- Khái niệm: Kim loại màu là các loại kim loại trong thành phần không chứa sắt.

- Đặc điểm: Kim loại màu có đặc tính: chống ăn mòn; dế gia công; dẫn điện, dẫn nhiệt tốt;... và không có độ bền cao như kim loại đen

 

II. VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI

- Đặc điểm chung: không bị oxy hóa, không dẫn điện, không dẫn nhiệt và ít bị mài mòn.

- Một số sản phẩm trong gia đình: ống nước, lốp xe, cốc thủy tinh, ghế, bình nước, rổ, đế giày,...

- Trình tự đọc bản vẽ lắp của bộ bản lề (bảng dưới).

- Phân loại: Vật liệu phi kim loại gồm 2 nhóm chính là nhóm chất dẻo và nhóm cao su (độ đàn hồi cao).

- Nhóm chất dẻo gồm:

+ Chất dẻo nhiệt (dẻo, nhiệt độ nóng chảy thấp).

+ Chất dẻo nhiệt rắn (cứng, chịu nhiệt).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 4 Vật liệu cơ khí, kiến thức trọng tâm công nghệ 8 chân trời bài 4 Vật liệu cơ khí, nội dung chính bài 4 Vật liệu cơ khí

Bình luận

Giải bài tập những môn khác