Soạn VNEN siêu ngắn bài: Chuyện người con gái Nam Xương

Bài soạn siêu ngắn: Chuyện người con gái Nam Xương - trang 28 sách vnen ngữ văn lớp 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý trong chương trình học. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Chúc các em học tập tốt môn ngữ văn 9 vnen.

[toc:ul]

A. Hoạt động khởi động

Nêu những nhận xét của em về Vũ Nương qua lời thoại sau của nhân vật (sgk)

Trả lời:

Nhận xét về nhân vật Vũ Nương: là người coi trong danh dự bản thân. Không thể rửa oan cho nỗi nhục của mình, nàng tìm đến cái chết. Đó là cách duy nhất để nàng bảo vệ tiết hạnh trong sạch của mình.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản   

a. Tìm bố cục của truyện bằng cách hoàn thành sơ đồ sau (ghi vào vở)

......................................

Trả lời:

a. Bố cục của bài gồm có 3 phần:

  • Phần 1: (từ đầu -> cha mẹ đẻ mình) Nghĩa tình của Vũ Nương với nhà chồng
  • Phần 2: (tiếp -> trót đã qua rồi) Nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương
  • Phần 3: (còn lại) Vũ Nương được giải oan

b. Phẩm chất của Vũ Nương ở từng phần câu chuyện:

  • Phần 1: Trong cuộc sống vợ chồng thường ngày, Vũ Nương luôn có cách cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn hạnh phúc của gia đình. Nàng là người vợ chung thủy, yêu chồng tha thiết, là người mẹ hiền, người con dâu thảo đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc.
  • Phần 2: Khi bị oan, nàng phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, cầu xin chồng đừng nghi oan. Không giải được oan, nàng chấp nhận số phận sau mọi cố gắng không thành. Hành động trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự.
  • Phần 3: Sau khi được rửa oan, nàng không một lời oán trách Trương Sinh mà còn cảm kích trước tấm lòng của chàng => Nàng là người trọng tình trọng nghĩa, ân tình thủy chung, có tấm lòng vị tha, cao cả.

c. Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất: 

  • Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng.
  • Tính cách Trương Sinh đa nghi, đối với vợ phòng quá sức, lại thêm vô học, thêm phần tâm trạng không vui khi đi lính trở về (mẹ mất).
  • Lời nói bất ngờ của đứa con nhỏ chứa đầy những dữ kiện đáng ngờ.
  • Cách cư xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.

d. Cảm nhận về người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: nhỏ nhoi, mong manh, leo lét không được làm chủ cuộc đời mình. Họ bị coi rẻ danh dự và nhân phẩm. Đó là điều cần lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người.

e. Nhận xét:

  • Cách dẫn chuyện: diễn biến cao trào, thắt nút, mở nút rất khéo léo.
  • Những lời đối thoại, tự bạch sinh động và có tác dụng thể hiện tính cách, diễn biến tâm lí của nhân vật và tạo kịch tính cho truyện.
  • Những chi tiết kì ảo, hoang đường tăng sức hấp dẫn, cuốn hút, tô thêm nét đẹp của Vũ Nương và tạo phần kết có hậu.

3. Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng

Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi.

.............

Trả lời:

a. Ý nghĩa của các từ in đậm:

(1) xuân: mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm(2) xuân: chỉ tuổi trẻ
(3) Tay: bộ phận của cơ thể, dùng cầm, nắm

(4) tay: người giỏi về một môn, một nghề nào đó

(5) Nóng: nhiệt độ cao(6) nóng: không khí sôi động
(7) Ghế: đồ dùng để ngồi(8) ghế: một vị trí trong cơ quan, tổ chức

b. Theo em:

  • Những từ (1), (3), (5), (7) được dùng theo nghĩa gốc
  • Những từ (2), (4), (6), (8) được dùng theo nghĩa chuyển

c. 

  • Nghĩa chuyển của từ (2), (6) được hình thành theo phương thức ẩn dụ.
  • Nghĩa chuyển của từ (6), (8) được hình thành theo phương thức hoán dụ.

d. Phương án đúng là: 1, 2 và 4

4. Tìm hiểu về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

...................

Trả lời:

a. Phần in đậm đầu là trích dẫn lời nói, nó được ngăn cách bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Phần in đậm thứ 2 là trích dẫn ý nghĩ, không được ngăn cách.

b. Giống: đều là thuật lại lời nói, ý nghĩ của một người.

Khác nhau:

  • Cách thứ nhất: lời nói được nhắc lại nguyên văn, được đặt nằm trong dấu ngoặc kép và nằm sau dấu 2 chấm.
  • Cách thứ 2: ý nghĩ được thuật lại, không đặt trong dấu ngoặc kép.

c. Hoàn thiện thông tin còn thiếu.

  • ..... không đặt trong dấu ngoặc kép
  • .....  một cách nguyên văn,.........

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

a. Kể tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

.....................

Trả lời:

a. Tóm tắt văn bản:

Vũ Thị Thiết là người con gái đẹp người đẹp nết, lấy chàng Trương con nhà hào phú ít học. Đang sum họp đầm ấm, xảy ra nạn binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, Vũ Nương ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ…Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ nghi ngờ vợ thất tiết và đuổi vợ đi. Vũ Nương thanh minh không được bèn gieo minh xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh được con chỉ cái bóng trên tường, chàng hiểu ra vợ bị oan. Phan Lang gặp Vũ Nương ở dưới thuỷ cung, nàng gửi chiếc hoa vàng và lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan, xong Vũ Nương chỉ hiện về trong chốc lát, rồi biến mất.

b. Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh:

  • Là con nhà bào phú nhưng ít học.
  • Một người chồng độc đoán, ghen tuông mù quáng
  • Một kẻ vũ phu thô bạo đã buộc người vợ đáng thương của mình phải chết thê thảm.

2. Luyện tập về sự phát triển của từ vựng

a. Nghĩa gốc của từ mũi là: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật...

...................

Trả lời:

a. Trong cách câu trên:

  • Câu (1), (2), (3) từ "mũi" được dùng theo nghĩa chuyển
  • Câu (4), từ “mũi” dùng theo nghĩa gốc.

b. Trong các câu trên:

  • Câu (1), từ “chân” được dùng với nghĩa gốc
  • Câu (3), (4), từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
  • Câu (2), từ chân dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

c. Các từ: ngân hàng, sốt, vua là nghĩa chuyển:

  • Ngân hàng: Ngân hàng đề thi năm nay đa dạng và phong phú
  • Sốt: Do dịch bệnh nên vàng năm nay lên cơn sốt
  • Vua: Pele được mệnh danh là vua bóng đá

d. Từ mặt trời ở câu thứ hai dùng theo phép tư từ ẩn dụ, mang ý nghĩa ca ngợi sự vĩ đại, lớn lao của Bác Hồ.

Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa gốc của từ mặt trời vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu thơ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới.

3. Luyện tập về cách dẫn trưc tiếp và cách dẫn gián tiếp

a. Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao)......

........................

Trả lời:

a. (1) dẫn lời nói - cách dẫn gián tiếp

    (2) dẫn ý nghĩa - cách dẫn trực tiếp

    (3) dẫn ý nghĩa - cách dẫn trực tiếp

b. Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp:

(1) .... Nàng nói với Phan rằng ngày trước không may.... cho nàng thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá, còn đâu mà gặp được chàng Phan.

(2) ......dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.

D. Hoạt động vận dụng

1. Có ý kiến cho rằng bi kịch của những người phụ nữ như Vũ Nương không...

................

Trả lời:

1. Theo em, bi kịch này vẫn còn trong thời đại ngày nay nhưng tỉ lệ đã ít đi rất nhiều, vì giờ đây nam nữ bình quyền, kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu.

2. Trong khi viết, chúng ta nên:

  • Dẫn trực tiếp khi muốn nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người khác hoặc nhân vật
  • Dân gián tiếp khi thuật lại lời nói hay ý nghĩ của  hoặc nhân vật.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác