Soạn giáo án vật lí 10 cánh diều Chủ đề 2 - Bài 1. Lực và gia tốc
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 10 Chủ đề 2 - Bài 1. Lực và gia tốc sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 1. LỰC VÀ GIA TỐC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
● Thực hiện thí nghiệm, hoặc sử dụng số liệu cho trước để rút ra được từ đó rút ra được biểu thức hoặc .
● Vận dụng được mối liên hệ đơn vị dẫn xuất với 7 đơn vị cơ bản của hệ SI.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
● Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực môn vật lí:
● Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí. Trình bày, giải thích được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt…
● Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận…
3. Phẩm chất
● Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
● Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với HS:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- HS được gợi mở giữa mối liên hệ của lực và gia tốc.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Trong hình 1.1 là một chiếc siêu xe. Nhà sản xuất công bố nó có thể tăng tốc từ 0 km/h đến 100km/h trong khoảng thời gian dưới 2 giây, tăng tốc từ 0 km/h đến 300km/h trong khoảng thời gian dưới 12 giây. Tốc độ tối đa khoảng 350km/h. Một trong những thông số mà các nhà sản xuất ô tô thường cạnh tranh là giảm thời gian tăng tốc. Mối liên hệ giữa lực và gia tốc là cơ sở để các nhà sản xuất cải tiến ô tô nhằm giảm thời gian tăng tốc. Vậy làm thế nào để rút ngắn thời gian tăng tốc của ô tô?
https://www.youtube.com/watch?v=FpLNFPzttX8 (Video xe tăng tốc từ giây 0:25 đến 0:42).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ, trao đổi, đưa ra ý kiến.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Ta có thể vận dụng các định luận vật lí để tìm hiểu câu hỏi đã đặt ra hay không? Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu."
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Liên hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng
a) Mục tiêu:
- Thực hiện thí nghiệm, hoặc sử dụng số liệu cho trước để rút ra được từ đó rút ra được biểu thức hoặc .
- Vận dụng mối liên hệ để giải quyết các bài toán tính toán.
b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời các câu hỏi, đọc hiểu Ví dụ và làm Tìm hiểu thêm.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, vận dụng liên hệ giữa gia tốc, lực và khối lượng để tính toán.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Phân tích thí nghiệm khảo sát gia tốc theo lực - GV đưa ra câu hỏi: Lực có ảnh hưởng gì đến vận tốc của chuyển động? (Lực có thể thay đổi độ nhanh chậm hoặc hướng của chuyển động). - GV giới thiệu bộ thí nghiệm khảo sát gia tốc theo lực tác dụng và bảng số liệu 1.1 SGK. + Nhấn mạnh: sử dụng xe có khối lượng không đổi, thay đổi giá trị của lực và xác định giá trị a của gia tốc xe. + HS trả lời câu hỏi 1: Từ số liệu bảng 1.1, hãy chỉ ra mối liên hệ giữa gia tốc của xe với lực tác dụng lên nó? (Tỉ lệ thuận). Nhiệm vụ 2: Phân tích thí nghiệm khảo sát gia tốc theo khối lượng - GV đặt vấn đề gia tốc thay đổi với các vật có khối lượng khác nhau: vật nào có khối lượng lớn hơn thì khó tăng tốc hơn và cũng mất nhiều thời gian hơn để dừng lại. - HS lấy ví dụ để chứng minh điều đó. (Ví dụ: đẩy xe hàng nhiều đồ với xe hàng trống). - HS trả lời câu hỏi 2: Để khảo sát sự phụ thuộc của gia tốc vào khối lượng, ta cần thực hiện thí nghiệm như thế nào? (Thực hiện thí nghiệm tương tự như ở trên cho các xe khối lượng khác nhau, đo gia tốc a, khi lực không thay đổi). - GV cho HS tìm hiểu thí nghiệm trong SGK. + Từ bảng 1.2, hãy cho biết mối liên hệ giữa khối lượng và gia tốc khi lực không đổi? (Tỉ lệ nghịch). Nhiệm vụ 3: Rút ra liên hệ giữa gia tốc, lực và khối lượng - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, đưa ra mối liên hệ giữa gia tốc và khối lượng, giữa gia tốc và lực: Từ liên hệ a và F, a và m, rút ra liên hệ giữa ba đại lượng? (). - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ, hướng dẫn HS cách tính, lưu ý về dấu "-" của bài toán. - HS thực hiện phần Tìm hiểu thêm, theo nhóm 2. - GV cho HS trả lời câu hỏi mở đầu: Làm thế nào để rút ngắn thời gian tăng tốc của ô tô? (Lực của động cơ tăng hoặc khối lượng của xe giảm. Ngoài ra còn có thể phụ thuộc các yếu tố khác như: điều kiện mặt đường, thời tiết, lốp xe,..) Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | I. Liên hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng Mối liên hệ: - Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định tỉ lệ thuận với độ lớn của lực gây ra gia tốc của vật. - Một lực có độ lớn xác định gây ra cho các vật có khối lượng khác nhau các gia tốc có độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng của mỗi vật. Ví dụ (SGK -tr45) Tìm hiểu thêm: Đổi 97 km/h = m/s Giá trị a của gia tốc mà xe tăng tốc từ 0 km/h đến 97 km/h trong 1,98 giây là: (m/s2) Lực để tạo ra gia tốc trên là: F = ma = 2.103.13,6 = 27,2.103 (N).
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác