Soạn giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức bài 1: Nghệ thuật đồ họa tranh in (4 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 10 bài 1: Nghệ thuật đồ họa tranh in (4 tiết) sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG: ĐỒ HỌA TRANH IN (16 tiết)
BÀI 1: NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA TRANH IN
(4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
- Giới thiệu nghệ thuật đồ họa tranh in qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
- Đặc điểm của nghệ thuật đồ họa tranh in.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
- Năng lực riêng:
- Biết được vài nét về lịch sử và đặc điểm của nghệ thuật đồ họa tranh in.
- Biết một số kĩ thuật của đổ hoa tranh in.
- Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành đồ hoa tranh in.
- Giới thiệu được nét đẹp của tác phẩm đồ họa tranh in.
- Phẩm chất
- Có hiểu biết ban đầu về một số nội dung liên quan đến đặc điểm của nghệ thuật đồ hoạ tranh in từ đó hình thành tình cảm đối với loại hình mĩ thuật này.
- Biết chia sẻ, trân trọng giá trị của nghệ thuật đồ họa tranh in truyền thống.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Một số ảnh chụp tác phẩm đồ họa tranh in.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Ảnh tư liệu về tác phẩm đồ họa tranh in đã sưu tầm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố những kiến thức về đồ họa tranh in đã được học.
- Nội dung: GV tổ chức cho các nhóm HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan như:
- Khái quát lịch sử đồ họa tranh in.
- Một số tác phẩm đồ họa tranh in tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam.
- Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm nộp danh sách của các thành viên trong nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Trình bày về khái niệm đồ họa tranh in.
+ Nhóm 2: Trình bày khái quát về đồ họa tranh in trên thế giới và Việt Nam.
- GV hướng dẫn cho các nhóm các nội dung thảo luận:
+ Một số gợi ý trong triển khai nội dung bài thuyết trình: Khái niệm đồ họa tranh in:
- Em có cảm nhận gì về sản phẩm của thể loại đồ họa tranh in?
- Em hãy cho biết một số đặc điểm nhận diện về thể loại này.
- Em có kỉ niệm gì trong quá trình học tập với học phần đồ họa tranh in? Em hiểu thế nào là đồ họa tranh in?
+ Một số gợi ý trong triển khai nội dung bài thuyết trình: Khái quát về đồ họa tranh in:
- Những dấu mốc quan trọng của lịch sử đồ họa tranh in là gì?
- Em biết những tác giả, tác phẩm đồ họa tranh in nào trên thế giới và ở Việt Nam?
- Giới thiệu một số tác giả thành danh (trên thế giới và Việt Nam) với những tác phẩm đồ họa tranh in tiêu biểu.
- GV lưu ý HS: Bài thuyết trình cần có phần tư liệu sưu tầm của nhóm để minh họa cho nội dung trình bày.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nộp danh các nhóm nộp danh sách của các thành viên trong nhóm.
- HS đọc thông tin SGK tr.5, 6, sưu tầm thông tin, hình ảnh và thảo luận nhóm theo các nội dung, câu hỏi gợi ý GV đưa ra GV đưa ra.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:
+ Việc chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.
+ Sự tham gia tích cực của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Sự tham gia của HS trong lớp.
+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 nhóm thuyết trình trước lớp nội dung đã thảo luận:
+ Nhóm 1: Trình bày về khái niệm đồ họa tranh in.
+ Nhóm 2: Trình bày khái quát về đồ họa tranh in trên thế giới và Việt Nam.
- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến và đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức cho phần trình bày của 2 nhóm.
- GV kết luận, chốt lại kiến thức:
+ Đồ họa tranh in:
- Là một thể loại của mĩ thuật mà sản phẩm được thực hiện bởi một số kĩ thuật như: in nổi, in lõm, in phẳng,... Trong đó, yếu tố đường nét, chấm, màu sắc được thể hiện đặc trưng.
- Sản phẩm đồ họa tranh in gồm các tác phẩm đồ hoạ độc lập, minh hoạ cho tác phẩm văn học, báo chí,...
- Nghệ thuật đồ họa tranh in có lịch sử phát triển từ rất sớm với những hình thức thể hiện khác nhau nhằm mục đích truyền bá tri thức, thưởng ngoạn, trang trí,...
Fuji, Mountains in clear Weather/Red Fuji –
một tác phẩm trong "Thirty-six Views of Mount Fuji" của Katsushika Hokusai.
+ Đồ họa tranh in thế giới:
- Thế kỉ VIII: Những ván in đầu tiên được tìm thấy ở Trung Hoa, trong vai trò phổ biến tôn giáo, minh họa sách phục vụ đời sống xã hội, trang trí và phổ biến tri thức. Ở phương Tây, kĩ thuật in khắc gỗ ra đời muộn hơn, gắn liền kĩ thuật in trang trí trên vải.
- Từ thế kỉ XV: kĩ thuật in khắc gỗ thay dần sách viết tay và đồ hoạ trang trí sách phát triển ở phương Tây những thế kỉ trước.
- Giữa thế kỉ 15: kĩ thuật in khắc kim loại ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử đồ họa tranh in bên cạnh nghệ thuật khắc gỗ.
- Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII, XIX: in khắc kim loại giữ vị trí quan trọng trong sáng tác tranh in đồ hoạ ở phương Tây gắn liền với tên tuổi của các hoạ sĩ An-brếch ĐÐuy-re, Han Hô-bê, Rem-brăng
- Thế kỉ XVIII: kĩ thuật in đá xuất hiện là tiền đề cho các loại hình nghệ thuật mới như in ốp-sét, in khắc cao su và các hình thức đồ hoạ in ấn khác.
The Fall of Babylon của John Martin (1831)
+ Đồ họa tranh in Việt Nam:
- Đồ hoạ in khắc gỗ là một trong những loại hình nghệ thuật có truyền thống lâu đời nhất. Sự phát triển của tranh in khắc gỗ Việt Nam gắn liền với tên tuổi một số dòng tranh dân gian ra đời từ thế kỉ XVI - XVIII như: tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), làng Sinh (Huế), Kim Hoàng (Hà Tây cũ nay là Hà Nội).
- Những dòng tranh này cùng với nghệ thuật tranh in hiện đại Việt Nam như: in khắc gỗ, in khắc kim loại, in khắc cao su, in đá, in lưới.... phát triển từ đầu thế kỉ XX trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng phản ánh tư duy thẩm mĩ và đời sống xã hội Việt Nam.
Vi Việt Nga – Làm then. 2003. Khắc gỗ. 61x81cm.
+ Một số họa sĩ tranh in nổi tiếng:
Một số họa sĩ tranh in nổi tiếng | |
Trên thế giới | Ở Việt Nam |
James Merritt Ives | An Sơn - Đỗ Đức Thuận |
Edgar Degas | Vũ Đăng Bốn |
Katsushika Hokusai | Nguyễn Tiến Chung |
Albrecht Durer | Trần Văn Cẩn |
Jost Amman | Nguyễn Sỹ Ngọc |
John Martin | Lê Mai Khanh |
Nathaniel Currier | Trần Nguyên Đán |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghệ thuật đồ họa tranh in.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được:
- Một số kĩ thuật sử dụng trong đồ họa tranh in.
- Ngôn ngữ tạo hình của đồ họa tranh in: nét, chấm, màu sắc.
- Cách sử dụng nét, chấm, màu sắc tạo SPMT về đồ hoa tranh ¡n.
- Cách tạo một SPMT với ngôn ngữ tạo hình của đồ họa tranh in.
- Nội dung
- GV cho HS tìm hiểu, làm quen với một số kĩ thuật sử dụng trong đồ họa tranh in.
- GV tổ chức cho HS thực hành về đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của đồ họa tranh in:
+ Vai trò của chấm, nét và màu sắc trong tác phẩm đồ họa tranh in.
+ Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của đồ họa tranh in.
+ Biết sử dụng chấm, nét, màu sắc để thực hiện một SPMT theo chủ đề yêu thích.
- Sản phẩm: Sản phẩm thực hành theo yêu cầu.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: + Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật đồ họa tranh in, kĩ thuật in đồ hoạ phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của chất liệu và công nghệ. + Đặc trưng của nghệ thuật đồ họa tranh in là khả năng nhân bản. + Kĩ thuật thực hiện bản gồm kĩ thuật in nổi, in lõm, in phẳng, in xuyên, in độc bản.... - GV chia HS thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh SGK tr.7-10 để thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về kĩ thuật in nổi. + Nhóm 2: Tìm hiểu về kĩ thuật in lõm + Nhóm 3: Tìm hiểu về kĩ thuật in phẳng (in bằng) + Nhóm 4: Tìm hiểu về kĩ thuật in xuyên + Nhóm 5: Tìm hiểu về kĩ thuật in độc bản - GV hướng dẫn các nhóm thảo luận trên các nội dung: + Nêu khái quát về các kĩ thuật đồ họa tranh in (Cách thực hiện kĩ thuật in, hiệu quả bề mặt tranh in ở mỗi kĩ thuật). + Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở mỗi kĩ thuật tranh in. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Sự khác nhau giữa tác phẩm hội họa và đồ họa tranh in bằng kĩ thuật in nổi là gì? + Sự khác nhau giữa kĩ thuật in nổi và in lõm như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo các nhóm, đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh SGK tr.7-10 và gợi ý của GV để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về một số kĩ thuật sử dụng trong đồ họa tranh in. - GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm. - GV kết luận: Mỗi phương pháp in đều mang đến những hiệu quả thẩm mĩ khác nhau, nhờ đó các nghệ sĩ có thể lựa chọn các phương pháp in phù hợp trong sáng tác. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu một số tác phẩm đồ họa cho HS quan sát:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ: Phân tích làm rõ đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật đồ họa qua nét, chấm, màu sắc. - GV hướng dẫn HS: + Phân tích từng yếu tố gắn với tác phẩm cụ thể. + Phân tích nét, chấm, màu sắc với đặc trưng của từng thể loại đồ họa tranh in. + Đưa ra những nhận xét về các yếu tố nét, chấm, màu sắc từ những tác phẩm đồ họa tranh in tiêu biểu, do HS sưu tầm hoặc trong SGK. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh SGK tr.11-13 và gợi ý của GV để thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các cặp đôi phân tích đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật đồ họa. - GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm. - GV kết luận: Ngôn ngữ đặc trưng của đồ họa lấy nét, chấm, màu sắc làm phương tiện diễn đạt chủ yếu và xây dựng hình tượng trong tranh. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ học tập: Nêu sự khác biệt khi dùng chấm, nét, màu sắc trong diễn tả hình: + Nhịp điệu của chấm trong tác phẩm, SGK trang 11. + Nhịp điệu của nét trong tác phẩm, SGK trang 12. + Nhịp điệu của màu sắc trong tác phẩm, SGK trang 13. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: + Phân tích trực tiếp trên tác phẩm để thấy được cách xử lí nhịp điệu mau - thưa của chấm, nét và màu sắc. + Tìm hình, trao đổi và giới thiệu lại những hiểu biết của bản thân về tác phẩm, sản phẩm đồ hoạ tranh in mà em biết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh SGK tr.11-13, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày sự khác biệt khi dùng chấm, nét, màu sắc trong diễn tả hình. - GV yêu cầu các HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho phần trình bày của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. | NHẬN BIẾT Một số kĩ thuật sử dụng trong đồ họa tranh in Kĩ thuật in nổi - Gồm các thể loại tranh in trên bề mặt chất liệu được khắc nồi như gỗ, thạch cao, cao su, bia,... - Tranh in là phần nổi cao và những phần không in được khắc bỏ; Bản in trên giấy, vải, lụa,... được gọi là dương bản; Ván in (ván khắc) được gọi là âm bản, hình ảnh trên âm bản thường được khắc ngược với hình ảnh được in. - Bản in màu có thể phân tách hoặc thực hiện trên cùng một ván in. Kĩ thuật in lõm - Gồm các thể loại tranh in trên kim loại như kẽm, đồng, nhôm, i-nốc.... - Phương pháp in: khắc nguội (khắc khô. + Dùng dao khắc (có mũi nhọn) khắc trực tiếp trên bề mặt kim loại và khắc nóng là phương pháp dùng a-xít ăn mòn kim loại. + + Phần được in là phần lõm xuống. + Phần không in được che phủ bề mặt để a-xít không ăn mòn. Kĩ thuật in phẳng + Là phương pháp in nền thấp: phần được in và phần không được in gần như nằm trên cùng một mặt phẳng. + Nền in là giấy, bản in là đá, nhôm hoặc kẽm, mi-ca, kính,... Kĩ thuật in xuyên + Là phương pháp in hình ảnh với kĩ thuật làm cho màu in đi xuyên qua, gạt hay quét màu trên một khuôn in được lấy từ tự nhiên được trổ thủng trên mặt giấy, giấy bia, mi-ca, hoặc khung lưới,... + Được dùng chủ yếu trong công nghệ in lưới. + Các đường nét, mảng hình có độ phẳng và độ mịn khá giống nhau. Kĩ thuật in độc bản - Là phương pháp in chỉ cho ra một tác phẩm duy nhất. + Phương pháp: vẽ hình bằng màu, mực in lên tắm kính, mi-ca hoặc kim loại,... (mặt phẳng không thấm nước) rồi in ra giấy. + Cách thể hiện theo nguyên tắc nghệ thuật hội hoạ hoặc dùng kĩ thuật in, chế bản với đồ vật có sẵn từ thiên nhiên hay đồ vật tự tạo theo ý tưởng sáng tạo của người vẽ.
Phân tích làm rõ đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật đồ họa - Chấm: + Là yếu tố cơ bản trong nghệ thuật, đơn vị đầu tiên của ngôn ngữ tạo hình. + Được tạo nên bằng cách khắc, điểm màu trong tranh khắc gỗ hay ăn mòn trong tranh khắc đồng, khắc kẽm, tranh in đá,... nên các hiệu ứng khác nhau trên bề mặt tranh. - Nét: + Là đường tạo thành do sự dịch chuyển của một điểm hoặc chấm. + Có tính trừu tượng và cô đọng hoá, được tạo nên từ nhiều kĩ thuật như khắc nổi, khắc lõm, khắc phẳng hay kĩ thuật không cần khắc trong in lưới, in độc bản, in phối chất. - Màu sắc: + Được thực hiện gián tiếp qua quá trình chế bản khắc và in ấn. Màu sắc trong mỗi bản tranh in được thể hiện ra giấy ở những phần bắt màu. + Màu sắc trên mỗi bản in không tuyệt đối giống nhau. Hiệu quả đặc trưng trên bề mặt tranh in: sắc độ dịch chuyển êm, gợi cảm giác không gian, bề mặt mềm xốp,...
Hiệu quả của nét, chấm, màu sắc - Nhịp điệu của chấm trong tác phẩm, SGK trang 11: tạo nên các hiệu ứng khác nhau trên bề mặt tranh. - Nhịp điệu của nét trong tác phẩm, SGK trang 12: tạo nên sự nhịp nhàng, uyển chuyển. - Nhịp điệu của màu sắc trong tác phẩm, SGK trang 13: tạo độ dịch chuyển êm, gợi cảm giác không gian.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác