Soạn giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức bài 1: Khái quát về nghệ thuật hội họa (4 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 10 bài 1: Khái quát về nghệ thuật hội họa (4 tiết) sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG: HỘI HỌA (16 tiết)
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT HỘI HỌA
(4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giới thiệu nghệ thuật hội họa qua một số tác phẩm.
- Đặc điểm của hội họa thông qua các thể loại chính.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
- Biết được khái quát về nghệ thuật hội họa.
- Nhận biết được đặc điểm của hội họa thông qua các thể loại chính.
- Xác định được tên gọi và dấu hiệu nhận biết tác phẩm hội họa.
- Nhận xét, trao đổi và viết bài luận thể hiện hiểu biết của bản thân về nghệ thuật hội họa.
- Phẩm chất
- Có hiểu biết ban đầu về một số nội dung liên quan đến đặc điểm của nghệ thuật hội họa, từ đó hình thành tình cảm đối với loại hình mĩ thuật này.
- Thưởng thức nghệ thuật hội họa một cách có ý thức.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có liên quan đến chủ đề bài học Khái quát về nghệ thuật hội họa.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Bài thuyết trình.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Khái quát về nghệ thuật hội họa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại những kiến thức về hội họa đã được học như: đối tượng, sự xuất hiện của hội họa, thể loại,….
- Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến:
- Sự xuất hiện của hội họa.
- Đối tượng của hội họa trong giai đoạn đầu.
- Những thể loại cơ bản của hội họa.
- Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 2 nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm nội dung thuyết trình, cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Trình bày về sự xuất hiện của hội họa.
+ Nhóm 2: Trình bày về những thể loại cơ bản của hội họa.
- GV lưu ý HS:
+ Việc trình bày có phần tư liệu ảnh sưu tầm của nhóm để minh họa cho nội dung trình bày.
+ Một số gợi ý trong triển khai nội dung bài thuyết trình “Sự xuất hiện của hội hoạ”:
- Hội hoa bắt đầu từ khi nào?
- Các yếu tố để nhận diện hội hoạ là gì?
- Hội hoạ thời kì đầu đã xuất hiện ở những đâu?
- Một số gợi ý trong triển khai nội dung bài thuyết trình “Những thể loại cơ bản của
hội hoạ”:
- Hội hoạ có những thể loại cơ bản nào?
- Mỗi thể loại có đặc điểm cơ bản nào?
- GV phân tích cho HS :
+ Phân tích trên tác phẩm để thấy được sự khác nhau giữa các thể loại.
+ Phân tích sự khác nhau giữa đối tượng và sự sắp xếp trong không gian để làm rõ đặc trưng của từng thể loại tranh.
- GV yêu cầu HS tìm hình, trao đổi và giới thiệu lại những hiểu biết của bản thân/nhóm về thể loại tranh hội họa.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tìm hiểu.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:
+ Sự chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.
+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.
- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp:
Nhóm 1: Sự xuất hiện của hội họa
- Hội hoạ xuất hiện từ khoảng 40 000 năm trước Công nguyên vào thời kì tiền sử.
Hội họa bắt đầu từ những hiện vật của người tiền sử và trải dài theo tất cả các nền văn hóa. Nó thể hiện một sự liên tục từ truyền thông Cổ đại mặc dù vẫn trải qua những thời kỳ gián đoạn.
Những hình vẽ nguyên sơ về các con vật như nai, bò rừng, voi ma mút,... trên đá và trong các hang động là những hình ảnh sớm nhất do con người tạo ra, qua đó chúng ta có thêm hiểu biết về cuộc sống săn bắt, hái lượm hay một phần tư duy của con người thời kì này.
à Vượt qua các nền văn hóa, sự trải dài của các lục địa và hàng thiên niên kỷ, lịch sử hội họa vẫn là một dòng sông đang cuộn chảy của sự sáng tạo mà vẫn được tiếp nối ở thế kỷ XXI. Cho đến tận đầu thế kỷ XX nó vẫn phụ thuộc cơ bản vào các mô típ của sự tượng trưng, tôn giáo và cổ điển, nhưng sau thời gian đó sự trừu tượng và quan niệm lại đạt được sự ưa chuộng.
- Một số hình ảnh minh họa:
+ Hội họa tiền sử :
+ Hội họa phương Đông:
Hội họa Nam Á Hội họa Trung Quốc
+ Hội họa phương Tây
Hội họa Ai Cập cổ đại
Hội họa thế kỷ XVIII và XIX
Nhóm 2: Những thể loại cơ bản của hội họa
Nội dung của hội họa được chia làm nhiều thể loại, trong đó có 4 thể loại như: tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh sinh hoạt. Ngoài ra, trong hội họa có thể phân loại tranh theo phong cách thể hiện, trường phái, chất liệu nghệ sĩ sử dụng để tạo nên bức tranh.
- Tranh chân dung:
+ Là thể loại tranh mà ở đó, khuôn mặt của nhân vật được chú trọng diễn tả.
+ Nhân vật trong tranh chân dung có thể là một người hoặc nhiều người (chân dung nhóm người) được vẽ bán thân hoặc toàn thân.
+ Tranh chân dung còn được thể hiện bằng nhiều cách phong phú như: một khuôn mặt được kết hợp với những đề vật, những không gian không thực.
Em Thúy (Trần Văn Cẩn) Thiếu nữ đeo hoa tai
ngọc trai (Johannes Vermeer)
- Tranh phong cảnh:
+ Là thể loại tranh tập trung diễn tả lại vẻ đẹp của thiên nhiên, hiện tượng thiên nhiên. Hình ảnh con người có thể xuất hiện điểm xuyết nhằm làm sinh động thêm cho cảnh vật.
+ Tranh phong cảnh có thể được hoạ sĩ vẽ trực tiếp hoặc vẽ lại trong xưởng vẽ.
Dưới chân đồi Nắng
- Tranh tĩnh vật:
+ Là thể loại tranh mô tả những sự vật trong trạng thái tĩnh như hoa, quả, đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt,...
+ Những vật thể trong tranh tĩnh vật có thể được vẽ trong những không gian khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung đó là những góc nhìn hẹp, cận cảnh.
- Tranh sinh hoạt:
+ Là thể loại tranh thường vẽ về hoạt động của con người trong đời sống hằng ngày như: trò chuyện, vui chơi, bữa ăn, học tập....
+ Các nhân vật trong tranh có mỗi quan hệ, tương tác với nhau. Cảnh vật (nếu có) đóng vai trò tạo không gian, làm nổi bật bối cảnh hoạt động của nhân vật.
Bữa cơm ngày mùa thắng lợi (Nguyễn Phan Chánh)
Ra đồng (Nguyễn Phan Chánh)
Người bán ốc (Nguyễn Phan Chánh)
à Việc phân loại tranh trong hội họa khá phức tạp. Ngoài cách phân chia theo thể loại tranh trên, chúng ta còn thường gặp các cách chia thể loại tranh hội họa theo chất liệu hoặc theo trường phái nghệ thuật.
- GV yêu cầu các thành viên của nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề cần quan tâm hoặc chưa rõ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, bổ sung (nếu cần thiết)
- GV căn cứ phần trình bày của các nhóm, đưa ra kết luận ở từng nội dung.
- GV không đánh giá đúng/sai trong ý kiến trình bày của HS.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được:
- Những đặc điểm chính của hội họa.
- Một vài sự khác biệt giữa hội họa phương Đông và hội họa phương Tây.
- Một số chất liệu cơ bản trong hội họa.
- Nội dung:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về các đặc điểm của hội họa thông qua phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của phương Tây và Việt Nam.
+ Phục vụ tín ngưỡng tôn giáo.
+ Phản ánh đời sống.
+ Thể hiện quan điểm, ý tưởng riêng của họa sĩ về hiện thực khách quan.
- GV giới thiệu qua một số thể loại tranh chính của hội họa qua một số tranh tiêu biểu của họa sĩ Việt Nam.
- GV giới thiệu cho HS về đặc điểm các chất liệu cơ bản của hội họa.
- Sản phẩm học tập: Bài luận.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trong lịch sử phát triển, nghệ thuật hội họa được sử dụng như một công cụ phục vụ, phản ánh xã hội và có những đặc trưng tương ứng ở mỗi thời kì, giai đoạn lịch sử. - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo nhóm về các đặc điểm của hội họa thông qua phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của phương Tây và Việt Nam. + Nhóm 1: Phục vụ tín ngưỡng tôn giáo. + Nhóm 2: Phản ánh đời sống. + Nhóm 3: Thể hiện quan điểm, ý tưởng riêng của họa sĩ về hiện thực khách quan. - GV lưu ý HS: + Phân tích theo từng nội dung tranh trong bối cảnh xã hội, thể loại để thấy rõ đặc điểm. + Vận dụng kiến thức đã học liên hệ một bức tranh tương ứng về thể hiện đặc điểm liên quan. - GV giới thiệu qua một số số tranh tiêu biểu của họa sĩ Việt Nam thể hiện các đặc điểm chính vừa tìm hiểu: Bức tranh Thập vật cổ từ nửa đầu thế kỷ XX, loại tranh in từ ván khắc gỗ, thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người Việt xưa
| Nhận biết Những đặc điểm chính của hội họa Nhóm 1: Phục vụ tín ngưỡng tôn giáo Thể hiện các ý tưởng tôn giáo, thần linh, thần thoại hoặc hiện tượng thiên nhiên. à Ví dụ: Bức tranh Bữa ăn cuối cùng (Lê-ô-na Đơ Vanh-xi): - Bữa ăn tối cuối cùng là bữa ăn sau cùng Chúa Giêsu chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài chịu chết. - Giuđa -một trong số các môn đệ của Chúa Giêsu - nộp Thầy của mình cho các lực lượng đối lập với Chúa Giêsu lúc bấy giờ, là giới lãnh đạo tôn giáo và nhà cầm quyền La Mã để đổi lấy 30 đồng bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Giêsu (ở chính giữa bức tranh), đang nói với các môn đồ: "Trong các con có kẻ muốn nộp Ta". à Là bức bích họa nổi tiếng, tác phẩm nằm tại phòng tiệc của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác