Soạn giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Nêu được khái niệm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tiềm năng, thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và hạn chế của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vận dụng được những hiểu biết về lịch sử của chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: nhận diện được các loại tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,…) biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích khái niệm như tự do cạnh tranh, độc quyền, chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhận diện được tiềm năng, hạn chế và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Năng lực vận dụng kiến thức: vận dụng kiến thức đã học để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi và khám phá lịch sử.
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, kiên định với con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử 11.
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 11, các hình ảnh, tư liệu khác viết về chủ nghĩa tư bản trong thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích HS muốn khám phá về các cuộc cách mạng tư sản. Đồng thời, giúp GV giới thiệu bài học một cách lôi cuốn, hấp dẫn; HS được tiếp xúc, có điều kiện làm quen với một số từ khóa (giai cấp tư sản, lực lượng sản xuất, thống trị,…).
- Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.12 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về giai cấp tư sản, về sự xác lập, mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về giai cấp tư sản, về sự xác lập, mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.12:
- GV dẫn dắt: Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản, C.Mác và Ăng-ghen viết “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước cộng lại”.
- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết của bản thân, kiến thức đã học và trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về giai cấp tư sản, về sự xác lập, mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về giai cấp tư sản, về sự xác lập, mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập
- GV nhận xét, tuy nhiên không đánh giá HS trả lời đúng/sai.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 – Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn nửa sau từ thế kỉ XVII đến nửa sau thế kỉ XIX.
- Nội dung: GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS khai thác Hình 2, Hình 3, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.12, 13 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác Sơ đồ Hình 2, Hình 3, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.12, 13 và thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ nửa sau thế kỉ XVII. + Nhóm 2: Tìm hiểu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ cuối thế kỉ XVIII. + Nhóm 3: Tìm hiểu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ nửa sau thế kỉ XIX. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác kênh hình, kênh chữ mục 1 SGK tr.12, 13, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ nửa sau thế kỉ XIX. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ nửa sau thế kỉ XIX. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ - Thế kỉ XVII, cuối thế kỉ XVIII: sau Cách mạng tư sản Anh, hai cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản đã được củng cố ở châu Âu, mở rộng phạm vi sang châu Mỹ. - Nửa sau thế kỉ XVIII: + Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh. + Lan sang nhiều quốc gia khác. Tạo ra sự chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội và khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. - Những năm 60 - 70 của thế kỉ XIX: các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, giành thắng lợi. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.
- Trình bày được sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Nhận xét được tốc độ mở rộng và phát triển, của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác tư liệu, Hình 4 – 7, đọc thông tin mục 2 SGK tr.13 – 16 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.
- Trình bày sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Nhận xét tốc độ mở rộng và phát triển, của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu, hướng dẫn HS đọc, khai thác thông tin, tư liệu SGK tr.13, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Vì sao V.Lê-nin khẳng định: Điều quan trọng là chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại và tự phát triển được nếu không thường xuyên mở rộng phạm vi thống trị của nó, không khai phá những xứ sở mới và không lôi cuốn các xứ sở không phải là tư bản chủ nghĩa vào cơn lốc kinh tế thế giới. + GV hướng dẫn HS tìm những từ khóa định hướng nội dung để trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, đọc thông tin trong mục 2a và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, đọc thông tin trong mục, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích phần tư liệu: + Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu, nhân công, dẫn tới việc tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa. + Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài. + Trong các nước đế quốc, Anh là nước xâm chiếm được nhiều thuộc địa nhất. Sự giàu có và thịnh vượng của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX gắn liền với sự bóc lột hệ thống thuộc địa rộng lớn. Giai cấp tư sản Anh đã tự hào khi cho rằng “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” để chỉ về hệ thống các thuộc địa rộng lớn và giàu có. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản a. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa - Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu, nhân công, dẫn tới việc tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài. - Trong quá trình mở rộng xâm lược, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.
|
Nhiệm vụ 2: Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), quan sát Hình 4 SGK tr.14, khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi: Hãy nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập tại các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ La-tinh trong nửa đầu thế kỉ XIX. - GV hướng dẫn HS khai thác Hình 5 SGK tr.15, kết hợp thông tin phần chữ nhỏ, để HS thấy được sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Á nói chung, Nhật Bản nói riêng trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 6 SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày sự mở rộng và phát triển, nhận xét tốc độ mở rộng và phát triển, của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, đánh giá và kết quả về sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản - Nửa đầu thế kỉ XIX: tại các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ La-tinh đã bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập, đưa đến sự thành lập các quốc gia tư sản. + Ở châu Á: cuộc Duy tân Minh Trị đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa. + Ở Trung Quốc: Cách mạng Tân Hợi đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới. |
Nhiệm vụ 3: Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 7 SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền được thể hiện như thế nào? - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. - GV cung cấp cho HS tư liệu: “Ở Hoa Kì năm 1908, 7 tơ -rớt đầu tiên nắm được hay kiểm soát 1 638 công ti…Standard Oil, do Rốc-cơ-pheo-lơ sáng lập năm 1870, lúc đầu chỉ lọc 4% sản lượng dầu mỏ ở Mỹ, nhưng đến năm 1879 đã kiểm soát 90% các nhà máy lọc dầu và đến năm 1905 kiểm soát 85% thương mại quốc gia và 90% xuất khẩu”. (Mi-xen Bô, Lịch sử chủ nghĩa từ 1500 đến 2000, Sdd, tr236 – 237) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục, đọc tư liệu tham khảo, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình quyền lực của các tổ chức độc quyền được thể hiện trong Hình 7: + Nội dung bức tranh nói về tầm ảnh hưởng và vai trò rất lớn của công ti độc quyền (tơ-rớt) dầu mỏ - Standard Oil của “vua” dầu mỏ Rốc-cơ-pheo-lơ (thành lập năm 1870) trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mỹ. Đây là một trong những công ti độc quyền lớn nhất ở Mỹ. Nó được ví như một con bạch tuộc khổng lồ với những cái vòi vươn dài, tóm lấy mọi vật xung quanh nó. Cái quấn quanh Nhà Trắng, cái quấn quanh cả tượng Nữ thần Tự do, cái thì quấn lấy các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, ngân hàng,... + Bức tranh biếm họa cho thấy mức độ thao túng và tầm ảnh hưởng to lớn của công ti độc quyền đối với nền kinh tế, đời sống chính trị, xã hội của nước Mỹ. - GV mời đại diện 1- 2 HS trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền - Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. - Sự phát triển của các tổ chức độc quyền tạo ra cơ sở cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Trong giai đoạn này, các tổ chức tư bản độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản hiện đại
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại, tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Nhận thức đúng đắn về tiềm năng và hạn chế của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Vận dụng được những hiểu biết của chủ nghĩa tư bản hiện đại để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3a SGK tr.17 và trả lời câu hỏi: Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 8, 9 mục Em có biết, đọc thông tin trong mục 3b SGK tr.17, 18 và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 2: Nêu tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
+ Nhóm 3, 4: Nêu thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại, tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3a SGK tr.17 và trả lời câu hỏi: Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh liên quan đến chủ nghĩa tư bản hiện đại:
| 3. Tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản hiện đại a. Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Tải giáo án:
THÔNG TIN GIÁO ÁN
- Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
- Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
- Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau
Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:
- Giáo án word: Nhận đủ cả năm
- Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều