Soạn giáo án công dân 8 kết nối tri thức bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 công dân bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
  • Trình bày được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
  • Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  • Thực hiện được việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  • Nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. Thực hiện được việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đồng thời nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong đời sống thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Có trách nhiệm trong phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Một số câu chuyện, bài báo, hình ảnh về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của HS về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS kể về một vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại mà em biết và nêu những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn đó.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại mà em biết và nêu những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn đó.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS kể về một vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại mà em biết và nêu những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe nội dung trò chơi, vận dụng hiểu biết thực tế, suy nghĩ và lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 kể về một vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại mà em biết và nêu những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn đó.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và lấy ví dụ về một vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

 
  

 

Vụ cháy khu nhà kho hóa chất ở thành phố Thiên Tân (Trung Quốc)

     Cháy kho than củi 200 tấn tại Quảng Ngãi (Việt Nam)

 
  

 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại luôn là nỗi ám ảnh đối với con người vì nó gây ra những tổn thất to lớn cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Do đó, mỗi chúng ta cần chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức cho bản thân về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, đồng thời có thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống góp phần phòng ngừa các loại tai nạn nguy hiểm này.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu các loại, nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; nêu được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp và quan sát tranh trong SHS tr.52, 53 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về các loại, nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các loại, nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 3 HS đọc thông tin 1, 2, 3 SHS tr.52,53.

- GV hướng dẫn HS cả lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi a: Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những loại tai nạn nào? Theo em, còn có những loại tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại nào khác?

+ Nhóm 3, 4: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi b: Hành vi của một số nhân vật trong các bức tranh trên có nguy cơ dẫn đến những tai nạn gì? Hãy kể thêm một số nguy cơ khác mà em biết.

+ Nhóm 5, 6: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi c: Trong các thông tin, trường hợp trên, tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây ra những hậu quả gì? Hãy kể thêm một số hậu quả khác do tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra?

- GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các loại, nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về các loại, nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Câu hỏi a:

●       Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến tai nạn cháy nhà, tai nạn nổ bom, tai nạn ngộ độc thực phẩm.

●       Ngoài các loại trên, còn có các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc khác như: tai nạn súng, mìn, đạn, pháo; tai nạn cháy rừng; tai nạn cháy xe; tai nạn cháy nhà máy hóa chất; tai nạn nổ bình ga; tai nạn ngộ độc khí ga; tai nạn ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột;...

+ Câu hỏi b:

●       Hành vi của bạn HS trong bức tranh 1 sẽ dẫn đến nguy cơ cháy, nổ ở cây xăng. Hành vi của bạn nam trong bức tranh 2 có thể dẫn đến nguy cơ bắn nhầm người khác hoặc phát súng nổ khiến hai bạn bị thương, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

●       Một số nguy cơ gây tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: thiết bị điện quá tải; thiết bị điện kém chất lượng; rò rỉ khí ga; nắng nóng kéo dài; nguyên vật liệu xây dựng dễ cháy; trang, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo; chế biến, bảo quản thực phẩm sai các; cất giấu vũ khí trong nhà; sấm sét khi mưa dông;...

+ Câu hỏi c:

●       Trong trường hợp 1: Tai nạn cháy nhà đã khiến M rất sợ hãi, bị ngạt khói và bỏng 30% cơ thể, đồng thời thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị.

●       Trường hợp 2: Tai nạn nổ bom đã khiến một cháu bé và con trai ông C tử vong, ông C bị thương nặng.

●       Trường hợp 3: Từ ngày 18-6-2022 đến ngày 17-7-2022, cả nước có 85 người ngộ độc thực phẩm; trong 7 tháng đầu năm 2022, cả nước có 357 người ngộ độc, trong đó có 2 người tử vong.

●       Ngoài ra, tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: dị tật cơ thể, khủng hoảng tâm lí, ô nhiễm môi trường, rối loạn trật tự xã hội,... Ngoài ra, những người gây tai nạn vũ khí, cháy, nổ có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, họ có thể bị xử lí theo nhiều hình thức như kỉ luật, cảnh báo, xử phạt hành chính, phạt tù, tử hình,...

- GV mời đại diện 1 – 2 HS rút ra kết luận về các loại, nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu các loại, nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Các nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Thiết bị điện quá tải; thiết bị điện kém chất lượng; rò rỉ khí ga; nắng nóng kéo dài.

+ Nguyên vật liệu xây dựng dễ cháy; trang, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo.

+ Chế biến, bảo quản thực phẩm sai các; cất giấu vũ khí trong nhà; sấm sét khi mưa dông;...

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vụ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vụ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  2. Nội dung:

- GV chia nhóm, hướng dẫn HS đọc 5 thông tin SHS tr.54, 55 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vụ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vụ khí, cháy, nổ và các chất độc hại và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Dựa vào thông tin pháp luật, em hãy chỉ ra các chủ thể trong thông tin, trường hợp 2, 3 đã thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào?

+ Nhóm 3, 4: Dựa vào thông tin pháp luật, em hãy chỉ ra các chủ thể trong thông tin, trường hợp 4, 5 đã thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào?

- GV giới thiệu thêm một số quy định khác của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SHS, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2:

●       Thông tin 2: Anh D đã thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại bằng việc từ chối và khuyên anh X không nên tự quấn pháo chơi khi được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà làm.

●       Thông tin 3: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại bằng việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 10 đối tượng trong đường dây chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ quy mô lớn trên địa bàn tỉnh và thu giữ các tang vật có liên quan.

+ Nhóm 3, 4:

●       Thông tin 4: ông B đã thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn, cháy, nổ và các chất độc hại bằng việc cùng người thân dậy sớm tự sơ chế nguyên liệu cho hàng ăn của mình, từ chối không nghe theo lời khuyên của hàng xóm dùng hóa chất để làm sạch các nguyên liệu là nội tạng động vật.

●       Thông tin 5: Anh Q đã thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại bằng việc chủ động cùng mọi người dập lửa, gọi cứu hỏa và nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hỏa dễ dàng tiến vào chữa cháy.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV giới thiệu thêm một số quy định khác của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Cấm vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ ra, vào lãnh thổ Việt Nam.

+ Cấm trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho thuê, thuê vũ khí, vật liệu nổ.

+ Cấm nghiên cứu chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

+ ....

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vụ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Pháp luật Việt Nam quy định:

+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại khác.

+ Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyện chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  2. Nội dung:

- GV chia nhóm, quan sát các bức tranh SHS tr.56 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi a: Em hãy cho biết những nhân vật trong bức tranh đã làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Nhóm 3, 4: Quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi b: Em hãy chỉ ra trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Nhóm 5, 6: Quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi c: Nêu những việc em cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

 

3. Tìm hiểu trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Trách nhiệm của công dân:

+ Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công dân 8 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác