Soạn giáo án âm nhạc 10 cánh diều Chủ đề 2: khúc hát dân ca - Tiết 4

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án âm nhạc 10 Chủ đề 2: khúc hát dân ca - Tiết 4 sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

 

TIẾT 4:

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

TRẢI NGHIỆM – KHÁM PHÁ

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được vài nét về các giai đoạn âm nhạc Nguyên thủy, Cổ đại, Trung cổ (phần âm nhạc phương Tây).

-       Gõ đệm được theo phách bằng nhạc cụ gõ tự tạo cho bài Lí đất dòng; biết cách sáng tạo các nhạc cụ gõ đệm đơn giản kết hợp với động tác cơ thể để ứng dụng đệm cho bài hát.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

●       Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

●       Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

●       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

-       Năng lực âm nhạc:

●       Nắm được ba giai đoạn âm nhạc Nguyên thủy, Cổ đại, Trung cổ cùng một số nhạc cụ điển hình và thành tựu

3. Phẩm chất

-       Tích cực học tập, rèn luyện.

-       Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV Âm nhạc 10, Giáo án.

-       Đàn phím điện tử.

-       Tư liệu minh họa cho giai đoạn Nguyên thủy, Cổ đại, Trung cổ trong lịch sử âm nhạc thế giới.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

NỘI DUNG 1: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được sơ lược nội dung thường thức âm nhạc.

b. Nội dung

- GV nhắc lại tên các giai đoạn chính của lịch sử âm nhạc thế giới (phần âm nhạc phương Tây).

- GV giới thiệu bài học với 3 giai đoạn âm nhạc: Nguyên thủy, Cổ đại, Trung cổ.

-  GV gợi ý cho HS phát biểu những kiến thức về lịch sử nói chung đã từng được học thông qua một số câu hỏi để tìm sự liên kết với âm nhạc.

c. Sản phẩm: HS phát biểu những kiến thức về lịch sử nói chung đã từng được học thông qua một số câu hỏi để tìm sự liên kết với âm nhạc.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại tên Các giai đoạn của âm nhạc: Nguyên thủy, Cổ đại, Trung cổ, Phục hưng, Tiền cổ điển, Cổ điển, Lãng mạn, Hiện đại, Đương đại.

- GV giới thiệu bài học với 3 giai đoạn âm nhạc: Nguyên thủy, Cổ đại, Trung cổ.

-  GV gợi ý cho HS phát biểu những kiến thức về lịch sử nói chung đã từng được học thông qua một số câu hỏi để tìm sự liên kết với âm nhạc:

+ Ngôn ngữ hình thành từ bao giờ?

+ Trong ngôn ngữ có âm điệu, tiết điệu, nhịp điệu hay không?

+ Những chất liệu gì có thể tạo ra âm thanh?

+ Âm thanh của âm nhạc đến từ đâu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nhắc lại tên Các giai đoạn của âm nhạc.

- HS lắng giới thiệu bài học với 3 giai đoạn âm nhạc.

- HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế và hiểu biết của bản thân để tìm những kiến thức về lịch sử nói chung đã từng được học thông qua một số câu hỏi để tìm sự liên kết với âm nhạc.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:

+ Ngôn ngữ được hình thành từ các âm thanh đơn giản như tiếng lẩm bẩm, tiếng o o, tiếng rên rỉ, tiếng gầm gừ… để giao tiếp với nhau của người nguyên thủy. Dần dần, não bộ đã phát triển để giúp con người sử dụng công cụ lao động linh hoạt hơn, đồng thời cũng làm con người phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ.

+ Trong ngôn ngữ có âm điệu, tiết điệu, nhịp điệu.

+ Những chất liệu gì có thể tạo ra âm thanh: gỗ, đá, cây rỗng, xương, dây kim loại. 

+ Âm thanh của âm nhạc đến từ sự mô phỏng giọng điệu của con người, tiết tấu đời sống, âm thanh trong thiên nhiên như tiếng nước, gió, sấm chớp,..

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Thường thức âm nhạc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Thường thức âm nhạc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được ba giai đoạn âm nhạc Nguyên thủy, Cổ đại, Trung cổ cùng một số nhạc cụ điển hình và thành tựu.

b. Nội dung:

- GV giới thiệu nội dung bài học theo bảng sơ đồ các giai đoạn âm nhạc (SGK tr.15).

- GV đặt câu hỏi về khái niệm lí thuyết âm nhạc, âm nhạc nhiều bè, dàn nhạc, tiết tấu.

c. Sản phẩm: HS trình bày ba giai đoạn âm nhạc Nguyên thủy, Cổ đại, Trung cổ cùng một số nhạc cụ điển hình và thành tựu.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc nội dung thông tin SGK tr.15 và thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về âm nhạc Nguyên thủy.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về âm nhạc Cổ đại.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về âm nhạc Trung cổ.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm tìm hiểu và trình bày các khái niệm: Lí thuyết âm nhạc, âm nhạc nhiều bè, dàn nhạc, tiết tấu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm để tìm hiểu về:

+ 3 giai đoạn âm nhạc: Nguyên thủy, Cổ đại, Trung cổ.

+ Các khái niệm: Lí thuyết âm nhạc, âm nhạc nhiều bè, dàn nhạc, tiết tấu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày 2 vấn đề sau:

+ 3 giai đoạn âm nhạc: Nguyên thủy, Cổ đại, Trung cổ.

+ Các khái niệm: Lí thuyết âm nhạc, âm nhạc nhiều bè, dàn nhạc, tiết tấu.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có) với nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Thường thức âm nhạc

3 giai đoạn âm nhạc

- Âm nhạc nguyên thủy

+ Âm nhạc của các bộ lạc, hoạt động theo mùa vụ.

+ Âm điệu ngôn ngữ, tiết tấu của đời sống là chất liệu của âm nhạc.

+ Nhạc cụ: làm bằng xương động vật, đá, tre, nứa, kim loại.

- Âm nhạc cổ đại

+ Âm nhạc chuyên nghiệp bình dân/ quý tộc xuất hiện.

+ Hình thành âm nhạc Hy Lạp cổ đại.

+ Có thang âm, tiết tấu, có phách mạnh - nhẹ.

+ Nhạc cụ: đàn lyre, kèn và sáo. Xuất hiện tiền thân của đàn organ ống.

- Âm nhạc Trung cổ (Thế kỉ V – thế kỉ XV)

+ Âm nhạc tôn giáo phát triển mạnh.

+ Hình thành điệu thức Trung cổ, nốt nhạc, lí thuyết âm nhạc, âm nhạc nhiều bè, dàn nhạc.

+ Có các tác phẩm được lưu lại bằng ghi chép.

+ Nhạc cụ: dây kéo, dây gảy (đàn harpe), sáo, kèn với nhiều chất liệu khác nhau, đàn organ ống.

Một số khái niệm liên quan đến âm nhạc

- Lí thuyết âm nhạc: là những kiến thức bao gồm những yếu tố cơ bản của âm nhạc như cao độ, trường độ, cường độ, nhịp điệu, thuật ngữ âm nhạc, hòa âm, điệu thức,…

- Âm nhạc nhiều bè: là loại âm nhạc ngoài bè giai điệu chính (thường là hát) còn có những bè khác phụ họa (có thể là hát, có thể là nhạc cụ).

- Dàn nhạc: là một nhóm nhạc công chơi nhiều nhạc cụ khác nhau tập hợp lại để biểu diễn một tác phẩm âm nhạc.

- Tiết tấu: là sự kết hợp của các trường độ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Âm nhạc 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác