Soạn giản lược bài nói quá
Soạn văn 8 bài nói quá giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
Câu 1:
Biện pháp nói quá | Ý nghĩa |
a. Sỏi đá cũng thành cơm | Niềm tin vào lao động và thành quả lao động của con người |
b. đi lên đến tận trời | Trấn an người nghe rằng vết thương nhỏ, rất nhẹ, không sao cả. |
c. thét ra lửa | Kẻ có quyền uy, hống hách, nói năng hay quát tháo, nhấn mạnh tính cách nhân vật. |
Câu 2: Điền thành ngữ
a. chó ăn đá gà ăn sỏi
b. bấm gan tím ruột
c. ruột để ngoài da
d. nở từng khúc ruột
e. vắt chân lên cổ
Câu 3: Đặt câu với thành ngữ
- (1) Lan có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- 2) Khi có sức mạnh của sự đoàn kết thì chúng ta có thể dời non lấp biển.
- (3) Nếu anh em trong nhà mà biết yêu thương, giúp đỡ nhau thì dù lấp biển vá trời cũng có thể làm xong.
- (4) Mẹ giống như một chiến sĩ mình đồng da sắt đã chống chọi với mọi khó khăn trong cuộc đời để bảo vệ con.
- (5) Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này
Câu 4: Năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá là:
- Đẹp như tiên
- Hiền như bụt
- Khỏe như voi
- Nhanh như cắt
- Nói như rồng leo
Câu 5: Ví dụ đoạn văn dùng biện pháp nói quá
Vì đi học muộn nên Nam lao nhanh như tên lửa đến lớp cho kịp giờ học. Vừa đến lớp, cô giáo yêu cầu làm bài kiểm tra 15 phút, vì đã học bài nên Nam đọc đề và làm bài rất nhanh, chớp mắt một cái đã làm xong.
Câu 6: So sánh nói quá và nói khoác:
- Giống nhau: cùng sử dụng sự phóng đại về quá độ, quy mô tính chất... sự việc và hiện tượng.
- Khác nhau:
- Nói quá là biện pháp tu từ làm tăng sự biểu cảm, mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng.
- Nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.
Bình luận