Soạn giản lược bài đập đá ở Côn Lôn

Soạn văn 8 bài đập đá ở Côn Lôn giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1: Công việc đập đá của người Côn Đảo :

  • Không gian, điều kiện : núi cao hùng vĩ, rộng lớn, nắng gió, việc nặng, ăn uống kham khổ, bị đánh đập.
  • Tính chất công việc : bóc lột, khổ sai, đó là nhà tù trần gian.

Câu 2: 

  • Hai lớp nghĩa của bốn câu thơ đầu là:
    • Tầng nghĩa thứ nhất, miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.
    • Tầng nghĩa thứ hai, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.
  • Giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó: Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào
  • Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng nhân vật hiện lên thật oai phong, lẫm liệt như một nhân vật thần thoại.

Câu 3: 

  • Ý nghĩa những câu thơ cuối: Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.
  • Cách thức biểu hiện xúc cảm của tác giả: 
    • Phép đối: “tháng ngày bao quả” - “mưa nắng càng bền” ; “thân sành sỏi” – “dạ sắt son”.
    • Giọng thơ chắc nịch, mạnh mẽ tỏ rõ khí phách chiến sĩ.

Phần luyện tập

Câu 1: Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX :

  • Chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.
  • Tình yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước.
  • Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.
Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 8 tập 1, hướng dẫn soạn văn 8, soạn văn lớp 8 ngắn nhất, soạn bài đập đá ở Côn Lôn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác