Tắt QC

Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9)

Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 10 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Qua chu trình Crep, một phân tử axêtyl-CoA được ôxi hóa hoàn toàn tạo ra:

  • A. 2 phân tử CO2.
  • B. 6 NADH.
  • C. 2 FADH2.
  • D. 4 ATP.

Câu 2: Khi nói về chu kỳ tế bào phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kỳ tế bào.
  • B. Chu kỳ tế bào luôn gắn với quá trình nguyên phân.
  • C. Ở phôi, thời gian của một chu kỳ tế bào rất ngắn.
  • D. Trong chu kỳ tế bào pha Gthường có thời gian dài nhất.

Câu 3: Thứ tự của các kỳ trong quá trình phân chia của phân bào nguyên phân là:

  • A. kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
  • B. kì đầu, kì sau, kì giữa, kì cuối.
  • C. kì đầu, kì giữa, kì cuối, kì sau.
  • D. kì cuối, kì giữa, kì sau, kì đầu.

Câu 4: Đặc điểm chỉ có ở kì sau của giảm phân 1 mà không có ở các kì khác của phân bào giảm phân là:

  • A. NST ở dạng kép gắn lên thoi vô sắc và được phân li về hai cực tế bào.
  • B. Mỗi NST có hai tâm động và trượt về hai cực tế bào.
  • C. NST ở dạng sợi đơn bám thoi vô sắc và được phân li về hai cực tế bào.
  • D. NST nhả xoắn cực đại trở về trạng thái sợi mảnh.

Câu 5: Trong hô hấp hiếu khí, COđược giải phóng nhiều nhất ở giai đoạn nào?

  • A. Chuỗi truyền điện tử.
  • B. Đường phân.
  • C. Cuối cùng của hô hấp.
  • D. Chu trình Creb.

Câu 6: Có bao nhiêu hình thức sinh sản sau đây là hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực?

I. Sinh sản bằng bảo tử vô tính, hữu tính.

II. Sinh sản bằng hình thức phân đôi.

III. Sinh sản bằng hình thức nảy chồi.

IV. Trinh sinh.

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 1.

Câu 7: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ do:

  • A. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau.
  • B. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con.
  • C. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con.
  • D. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào.

Câu 8: Quá trình quang hợp thực vật thải oxi là vì:

  • A. Thực vật có sắc tố diệp lục.
  • B. Sử dụng CO2 của khí quyển.
  • C. Có quang phân li nước.
  • D. Có pha sáng và pha tối.

Câu 9: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở vi khuẩn, tổng số ATP thu được khi phân giải 1 phân tử Glucôzơ là:

  • A. 2 ATP.
  • B. 26 ATP.
  • C. 36 ATP.
  • D. 38 ATP.

Câu 10: Người ta dựa vào cơ sở nào để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?

  • A. Nguồn năng lượng và chất vô cơ.
  • B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
  • C. Nguồn cacbon và chất vô cơ.
  • D. Chất vô cơ và chât hữu cơ.

Câu 11: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 46. Vào kì giữa của giảm phân 1, sẽ có số kiểu sắp xếp các cặp NST là:

  • A. 1 kiểu.
  • B. 2 kiểu.
  • C. 8 kiểu.
  • D. 4 kiểu.

Câu 12: Loại bào tử nào sau đây là loại bào tử sinh sản của vi khuẩn?

  • A. Bào tủ nấm.
  • B. Bảo tử vô tính.
  • C. Bào tử hữu tính.
  • D. Ngoại bào tử.

Câu 13: Giai đoạn đường phân không sử dụng chất nào sau đây?

  • A. Glucôzơ.
  • B. NAD+.
  • C. ATP.
  • D. O2.

Câu 14: Quá trình nguyên phân của 1 hợp tử đậu Hà Lan đã tạo nên 8 tế bào con. Số NST trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân cuối trong quá trình trên là:

  • A. 32.
  • B. 128.
  • C. 64.
  • D. 16.

Câu 15: Axit lactic là sản phẩm của quá trình nào sau đây?

  • A. Hô hấp hiếu khí hoàn toàn.
  • B. Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn.
  • C. Hô hấp kị khí.
  • D. Lên men.

Câu 16: Trong quang hợp, NADPH có vai trò gì?

  • A. Mang điện tử từ pha sáng đến pha tối để khử CO2
  • B. Là chất nhận điện tử đầu tiên của pha sáng quang hợp.
  • C. Là thành viên trong chuỗi truyền điện tử để hình thành ATP.
  • D. Phối hợp với clotophin để hấp thụ năng lượng ánh sáng.

Câu 17: Ở tong tủ lạnh thực phẩm được giữ khá lâu vì:

  • A. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế.
  • B. nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được.
  • C. khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
  • D. vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp.

Câu 18: Khi nói về biện pháp phòng chống do virut gây ra, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Tiêm vacxin phòng bệnh định kì.
  • B. Khi truyền máu không cần phải xét nghiệm.
  • C. Vệ sinh các dụng cụ y tế.
  • D. Tiêm vacxin phòng bệnh cho gia cầm.

Câu 19: Một loài có bộ NST 2n = 14, một hợp tử của loài đã nguyên phân 2 lần cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 45 NST đơn. Bộ NST của hợp tử là:

  • A. 2n - 1 = 13.
  • B. 3n = 21.
  • C. 2n + 1 = 15.
  • D. 2n = 14.

Câu 20: Những phản ứng do vi sinh vật tổng hợp và tiết vào môi trường có khả năng xúc tác cho các chất phản ứng được gọi là:

  • A. Enzym nội bào.
  • B. Enzym ngoại bào.
  • C. Enzym tổng hợp.
  • D. Enzym phân hủy.

Câu 21: Dựa vào khả năng chịu nhiệt của vi sinh vật, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 22: Vì sao cơ thể hoạt động quá sức thường thấy mỏi cơ?

  • A. Vì khi đó cơ thể thiếu năng lượng.
  • B. Vì khi đó các cơ bị co cứng do vận động quá nhiều.
  • C. Vì khi đó cơ thể tích lũy nhiều axit lactic.
  • D. Vì khi đó cơ thể thiếu oxi.

Câu 23: Một tế bào thực vật có 3 cặp NST tương đồng được kí hiệu Aa Bb Dd thực hiện giảm phân. Khi tế bào ở kì sau II, bộ NST có thể là:

  • A. AbD AbD.
  • B. AABBDD aabbdd.
  • C. ABD abd.
  • D. Aa Bb Dd.

Câu 24: Sản phẩm nào sau đây không được tạo ra trong quá trình quang hợp?

  • A. O2
  • B. C6H12O6
  • C. ATP
  • D. CO2

Câu 25: Trong các vi sinh vật sau, vi sinh vật nào có kiểu dinh dưỡng khác với các sinh vật còn lại?

  • A. Vi khuẩn lam.
  • B. Vi khuẩn oxi hóa hiđrô.
  • C. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
  • D. Tảo lục đơn bào.

Câu 26: Ở giai đoạn đường phân, tổng số phân tử ATP thu được khi phân giải 10 phân tử glucôzơ là:

  • A. 10.
  • B. 15.
  • C. 20.
  • D. 360.

Câu 27: Vi sinh vật sống trong nước biển sâu thuộc loại vi sinh vật nào sau đây?

  • A. Ưa ấm.
  • B. Ưa siêu nhiệt.
  • C. Ưa nhiệt.
  • D. Ưa lạnh.

Câu 28: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzym cảm ứng được hình thành ở pha

  • A. tiềm phát.
  • B. lũy thừa.
  • C. cân bằng động.
  • D. suy vong.

Câu 29: Ở giai đoạn nào sau đây NST có dạng sợi đơn?

  • A. Kì đầu giảm phân 2.
  • B. Kì sau giảm phân 2.
  • C. Kì sau giảm phân 1.
  • D. Kì giữa giảm phân 2.

Câu 30: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của hội chứng AIDS?

  • A. Số lượng tế bào limphô T giảm.
  • B. Viêm da, tiêu chảy.
  • C. Ung thư, sốt, sút cân.
  • D. Mù mắt.

Câu 31: Chu trình tan là chu trình

  • A. lắp axit nucleic vào prôtêin vỏ.
  • B. bơm axit nucleic vào chất tế bào.
  • C. đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào.
  • D. virut nhân lên và phá vỡ tế bào.

Câu 32: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là:

  • A. từ phân tử nước H2O.
  • B. từ APG.
  • C. từ phân tử CO2.
  • D. từ phân tử ATP.

Câu 33: Đặc điểm nào sau đây không thuộc virut?

  • A. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào.
  • B. Chỉ có vỏ là prôtêin và lõi là axit nuclêic.
  • C. Có thể sống trong môi trường ngoại bào có các chất hữu cơ.
  • D. Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ.

Câu 34: Đối tượng nào sau đây dễ bị lây nhiễm HIV?

  • A. Người nghiện ma túy và gái mại dâm.
  • B. Trẻ sơ sinh.
  • C. Người cao tuổi, sức đề kháng yếu.
  • D. Học sinh, sinh viên.

Câu 35: Trường hợp nào sau đây thuộc phân bào nguyên phân?

  • A. Tế bào có bộ NST 3n tạo ra các tế bào con có bộ NST 3n.
  • B. Tế bào có bộ NST 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST n.
  • C. Tế bào có bộ NST 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n.
  • D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn mới.

Câu 36: Loại vi sinh vật nào sau đây cần có trong quá trình sản xuất sữa chua?

  • A. Nấm men.
  • B. Vi khuẩn lactic.
  • C. Vi khuẩn axetic.
  • D. Nấm sợi.

Câu 37: Vì sao hầu hết lá cây đều có màu xanh?

  • A. Vì lá có chứa sắc tố diệp lục nên có màu xanh.
  • B. Vì lá làm nhiệm vụ quang hợp nên phải có màu xanh.
  • C. Vì lá chứa diệp lục, diệp lục phản xạ tia xanh nên có màu xanh.
  • D. Vì đó là màu của lá khi còn non, về già lá chuyển màu vàng.

Câu 38: Sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu khác với sinh trưởng ở động vật và thực vật ở điểm nào sau đây?

  • A. Sự tăng kích thước của từng cá thể.
  • B. Sự tăng khối lượng của từng cá thể.
  • C. Sự tăng kích thước của cả quần thể.
  • D. Sự tăng khối lượng của cả quần thể.

Câu 39: NST kép có cấu tạo bao gồm:

  • A. Hai sợi crômatit có cấu trúc giống nhau, đứng cạnh nhau.
  • B. Hai sợi nhiễm sắc tử có cấu trúc giống nhau, dính nhau ở tâm động.
  • C. Hai NST co xoắn và đứng cạnh nhau hoặc dính nhau ở tâm động.
  • D. Hai NST đơn xoắn lại với nhau tại thành hình chữ V.

Câu 40: Sản phẩm đầu tiên của quá tình chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong quang hợp là: 

  • A.  Glucôzơ.
  • B. ATP và NADPH.
  • C. axit phôtphoglixêric.
  • D. NADPH.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác