Siêu nhanh giải chủ đề 7 HĐTN 12 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh chủ đề 7 HĐTN 12 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh HĐTN 12 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 12 Kết nối tri thức phù hợp với mình.

Hoạt động 1: Nhận diện hành vi, việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã

1. Chia sẻ về những hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức để bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã mà em đã biết.

2. Chỉ ra những hành vi, việc làm để bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã trong những trường hợp dưới đây:

+ Trường hợp 1:

Một nhóm các bạn trẻ lập thành nhóm mang tên “Những chiến binh xanh”. Họ cùng các cán bộ kiểm lâm xã B tổ chức thu nhặt những hạt giống cây quý hiếm, gieo hạt vào bầu đất giống và chăm sóc cây con. Khi cây con đã lớn, các “chiến binh xanh” mang cây vào trồng trong rừng theo sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm.

+ Trường hợp 2:

Một số gia đình ở xã B đã giấu chính quyền nuôi gấu lấy mật. Sau một thời gian được tuyên truyền, các gia đình này đã tự nguyện mang gấu đến Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã M để giao nộp. Những con gấu đã bị nhốt, bị xích lâu năm trong chuồng chật hẹp, nay được cứu chữa phục hồi tại trung tâm, được học cách thích nghi với môi trường tự nhiên trước khi được trả về với tự nhiên.

+ Trường hợp 3:

Thời gian vừa qua, nhiều người dân ở xã A đã khai thác ồ ạt cây rừng tự nhiên để mang bán kiếm tiền dẫn đến sụt giảm thậm chí là biến mất một số loài cây tự nhiên. Trước tình hình đó, Hội Nông dân xã cùng cán bộ kiểm lâm đã thuyết phục người dân chấm dứt việc khai thác cây bừa bãi và vận động các hộ gia đình tăng thu nhập bằng cách tổ chức du lịch sinh thái tại địa phương.

Gợi ý trả lời:

1. Những hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức để bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã mà em đã biết là:

- Trồng cây xanh.

- Thành lập các trung tâm cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã.

- Tuyên truyền về tác hại của việc khai thác cạn kiệt những giống cây quý hiếm trong các khu rừng.

- Thu gom rác thải, đặc biệt là đồ nhựa vùng biển, giảm thiểu việc động vật dưới biển bị tổn thương do bị thắt chặt hoặc nuốt phải đồ nhựa.

2. Những hành vi, việc làm để bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã trong những trường hợp trên:

- Trường hợp 1: 

+ Nhóm các bạn trẻ đã tổ chức thu nhặt những hạt giống cây quý hiếm, gieo hạt vào bầu đất giống và chăm sóc cây con

+ Khi cây con đã lớn, các bạn mang cây vào trồng trong rừng theo sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm.

- Trường hợp 2: Các gia đình giấu chính quyền nuôi gấu lấy mật đã tự nguyện mang gấu đến Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã để giao nộp

- Trường hợp 3: Hội Nông dân xã cùng cán bộ kiểm lâm đã thuyết phục người dân chấm dứt việc khai thác cây bừa bãi và vận động các hộ gia đình tăng thu nhập bằng cách tổ chức du lịch sinh thái tại địa phương

Hoạt động 2: Lập và thực hiện kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động, thực vật và bảo vệ thế giới động, thực vật ở địa phương

1. Thảo luận, xác định nội dung, phương pháp khảo sát thực trạng thế giới động, thực vật và hành vi, việc làm bảo vệ thế giới động, thực vật ở địa phương.

2. Lựa chọn một loài thực vật hoặc động vật ở địa phương và lập kế hoạch khảo

sát thực trạng.

3. Chia sẻ kế hoạch khảo sát với lớp và hoàn thiện kế hoạch.

4. Thực hiện khảo sát theo kế hoạch đã xây dựng và phân tích kết quả khảo sát.

5. Viết báo cáo kết quả khảo sát.

Gợi ý trả lời:

1. 

Nội dung khảo sát:

+ Thực trạng thế giới động, thực vật, số lượng loài và số lượng cá thể trong một loài,...

+ Hành vi, việc làm bảo vệ thế giới động, thực vật.

- Phương pháp khảo sát:

+ Quan sát.

+ Phỏng vấn.

+ Khảo cứu một số tài liệu báo cáo của các tổ chức bảo vệ môi trường.

2. Mẫu kế hoạch:

KẾ HOẠCH KHẢO SÁT CÂY DƯỢC LIỆU Ở ĐỊA PHƯƠNG

- Nhóm khảo sát: Thành viên tổ 1 lớp 12 Trường Trung học phổ thông A.

- Địa điểm khảo sát: Rừng xã Q, huyện T, tỉnh B.

- Thời gian khảo sát: Tháng 10.

- Phương pháp khảo sát: Quan sát thực địa; phỏng vấn các gia đình khai thác và trồng cây dược liệu, hội y học cổ truyền địa phương; khảo cứu báo cáo, tài liệu từ các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Công cụ khảo sát: Phiếu quan sát; phiếu phỏng vấn; phiếu thu thập thông tin. 

- Nội dung khảo sát

+ Thực trạng nguồn cây dược liệu.

+ Thực trạng bảo vệ nguồn cây dược liệu tại địa phương.

- Kế hoạch triển khai

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Dự kiến sản phẩm

Người thực hiện

Khảo sát nguồn cây dược liệu hiện có tại địa phương

Tuần 1 và 2 tháng 10

- Danh sách loài cây dược liệu hiện có; danh sách loại cây dược liệu quý hiếm; danh sách cây dược liệu có nguy cơ cạn kiệt và biến mất.

- Khối lượng khai thác cây dược liệu;

- Hình thức và thời gian khai thác cây dược liệu; 

- Diện tích trồng dược liệu và sản lượng dược liệu;

- Tên các cơ sở trồng và khai thác cây dược liệu.

Các bạn Bình, Tân, Lan
Thực trạng bảo vệ nguồn cây dược liệu tại địa phươngTuần 1 và 2 tháng 10

- Cách khai thác hợp lí và đảm bảo cây hồi phục, phát triển

- Trồng vườn dược liệu theo hộ gia đình và hợp tác xã: loại cây dược liệu, số lượng hộ và diện tích trồng dược liệu của các hộ; 

- Thu nhập từ trồng và khai thác cây dược liệu; 

- Các chính sách hỗ trợ bảo vệ cây dược liệu ở địa phương

- Khó khăn trong việc trồng trọt và khai thác dược liệu.

Các bạn An,  Cường, Dũng, Ngọc

Các phương thức sử dụng cây dược liệu để phát triển

du lịch

Tuần 1 và 2 tháng 10

- Giới thiệu và cung cấp dịch vụ trải nghiệm sử dụng dược liệu như xông hơi, tắm nước lá dược liệu;

- Lợi ích khi khai thác dược liệu;

- Du lịch trải nghiệm tham gia trồng hoặc thu hoạch, sản xuất dược liệu cùng người dân;

- Du lịch ẩm thực có sử dụng dược liệu (trà, mứt, bánh,...);

- Danh mục sản phẩm có sử dụng dược liệu địa phương

Các bạn Quỳnh, Hiền, Tuấn

Bảo vệ duy trì

nguồn giống

dược liệu

Tuần 1 tháng 10

- Mô tả việc thu nhặt hạt giống dược liệu quý để gây giống;

- Hoạt động của trạm giống cây dược liệu quý hiếm

Các bạn Trang và Bình
Viết báo cáo khảo sátTuần 3 và 4 tháng 10

- Báo cáo thực trạng cây dược liệu tại địa phương.

- Báo cáo thực trạng biện pháp bảo vệ cây dược liệu tại địa phương.

Toàn bộ các thành viên nhóm

 

3. Chia sẻ kế hoạch khảo sát với lớp và hoàn thiện kế hoạch.

4. Thực hiện khảo sát theo kế hoạch đã xây dựng và phân tích kết quả khảo sát.

5. Viết báo cáo kết quả khảo sát.

Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã

1. Xác định những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.

2. Sưu tầm, tìm hiểu các hành vi, việc làm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.

3. Nhận xét, đánh giá những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân đã sưu tầm được.

4. Báo cáo kết quả 

Gợi ý trả lời:

1. Những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã:

- Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã.

- Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường.

- Cán bộ kiểm lâm.

- Cán bộ kiểm ngư.

2. Các hành vi, việc làm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã là:

- Thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.

- Bổ sung kịp thời các nguồn lực cho công tác bảo tồn, chống săn bắt, buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã

- Đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên nhiên

- Quản lý hoạt động gây nuôi, phát triển động, thực vật hoang dã hiệu quả, minh bạch

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ thiên nhiên, đấu tranh phòng, chống buôn bán động vật hoang dã

3. Gợi ý nhận xét, đánh giá những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân đã sưu tầm được:

STT

Tên tổ chức, cá nhân

Bối cảnh

Hành vi, việc làm

Kết quả/Tác dụng

...............
...............

4. Báo cáo kết quả 

Hoạt động 4: Thực hiện các biện pháp bảo vệ thế giới động, thực vật

1. Thảo luận, lựa chọn biện pháp phù hợp để bảo vệ thế giới động, thực vật tại địa phương và lập kế hoạch để thực hiện biện pháp đó.

2. Thực hiện kế hoạch hoạt động bảo vệ thế giới động, thực vật tại địa phương bằng biện pháp cụ thể đã lựa chọn.

3. Báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp.

Gợi ý trả lời:

1. Biện pháp phù hợp để bảo vệ thế giới động, thực vật tại địa phương là:

- Tham gia trồng cây phủ xanh đất trống.

- Vận động hạn chế sử dụng bẫy hoặc lưới bắt động vật.

- Khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Từ những gợi ý ở mục 1 hoạt động 4, tiến hành thực hiện kế hoạch

3. Báo cáo kết quả 

Hoạt động 5: Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ thế giới động, thực vật

1. Chia sẻ về những hoạt động tuyên truyền bảo vệ thế giới động, thực vật mà em đã tham gia hoặc đã biết.

2. Lựa chọn và thiết kế các hoạt động để tuyên truyền biện pháp bảo vệ thế giới động, thực vật đến người thân và cộng đồng

3. Thực hiện các hoạt động đã thiết kế để tuyên truyền biện pháp bảo vệ thế giới động, thực vật đến người thân và cộng đồng.

4. Báo cáo kết quả tuyên truyền đã thực hiện.

Gợi ý trả lời:

1. Những hoạt động tuyên truyền bảo vệ thế giới động, thực vật mà em đã tham gia hoặc đã biết:

- Tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa.

- Giá trị của năng lượng xanh với cuộc sống con người.

2. Thiết kế các hoạt động để tuyên truyền biện pháp bảo vệ thế giới động, thực vật đến người thân và cộng đồng:

- Nội dung tuyên truyền:

+ Tầm quan trọng của thế giới động, thực vật với con người và sự sống trên Trái đất.

+ Thực trạng thế giới động, thực vật.

+ Biện pháp bảo vệ thế giới động, thực vật.

- Hình thức tuyên truyền:

+ Tình nguyện viên bảo vệ thế giới động, thực vật.

+ Đoạn phim ngắn tuyên truyền trên mạng xã hội.

+ Thi tìm hiểu về thế giới động, thực vật và tầm quan trọng đối với cuộc sống

con người.

3. Tiến hành thực hiện các hoạt động đã thiết kế 

4. Báo cáo kết quả tuyên truyền đã thực hiện.

Hoạt động 6: Lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ thế giới động, thực vật tại địa phương

1. Lựa chọn hoạt động bảo vệ thế giới động, thực vật hoặc bảo tồn động vật hoang dã tại địa phương và lập kế hoạch tham gia hoạt động.

2. Thực hiện kế hoạch và vận động các bạn cùng tham gia.

3. Báo cáo kết quả.

Gợi ý trả lời:

1. Hoạt động bảo vệ thế giới động, thực vật hoặc bảo tồn động vật hoang dã tại địa phương:

- Tuyên truyền, vận động thay đổi thói quen ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ thế giới động, thực vật.

- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Tuyên truyền về việc không sử dụng sản phẩm có liên quan đến động vật hoang dã.

- ...

2. Thực hiện kế hoạch và vận động các bạn cùng tham gia.

3. Báo cáo kết quả.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải HĐTN 12 Kết nối tri thức chủ đề 7, Giải chủ đề 7 HĐTN 12 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải chủ đề 7 HĐTN 12 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác