Phân phối chương trình dạy và học chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Tải phân phối chương trình học chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo mới. Năm học tới này, thầy cô và các em sẽ sử dụng bộ sách giáo khoa mới môn Lịch sử được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Dưới đây là Mẫu bảng phân phối chương trình môn Vật lí lớp 12 sách Chân trời sáng tạo chi tiết nội dung từng bài học cho 35 tuần trong 2 kì. Hi vọng mẫu phân phối chương trình này sẽ giúp các thầy cô giáo thuận tiện cho việc soạn và giảng dạy lớp 12 theo chương trình mới.

PHÒNG GD & ĐT……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

…………………..ngày……….tháng……….năm 2024

 

 

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH - CHUYÊN ĐỀ VẬT LÍ 12

BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

STT

Tên

Chương

Tên bài

Yêu cầu cần đạt

Số tiết

1

Dòng điện xoay chiều

(10 tiết)

Bài 1.

Các đặc trưng của dòng điện xoay chiều

- Thảo luận để thiết kế phương án, chọn phương án, thực hiện phương án, đo được (hoặc mô tả được phương pháp đo): tần số, điện áp xoay chiều bằng dụng cụ thực hành.

- Nêu được: công suất tỏa nhiệt trung bình trên điện trở thuần bằng một nửa công suất cực đại của dòng điện xoay chiều hình sin (chạy qua điện trở thuần này).

- Mô tả được bằng biểu thức đại số hoặc đồ thị: cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều; so sánh được giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại.

- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, khảo sát được đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp bằng dụng cụ thực hành.

5

Bài 2.

Máy biến áp. Truyền tải điện năng

- Nêu được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.

- Nêu được ưu điểm của dòng điện và điện áp xoay chiều trong truyền tải năng lượng điện về phương diện khoa học và kinh tế.

- Thảo luận để đánh giá được vai trò của máy biến áp trong việc giảm hao phí năng lượng điện khi truyền dòng điện đi xa.

3

Bài 3.

Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

- Thực hiện thí nghiệm, vẽ được đồ thị biểu diễn quan hệ giữa dòng điện chạy qua diode bán dẫn và điện áp giữa hai cực của nó.

- Vẽ được mạch chỉnh lưu nửa chu kì sử dụng điode.

- Vẽ được mạch chỉnh lưu cả chu kì sử dụng cầu chỉnh lưu.

- So sánh được đồ thị chỉnh lưu nửa chu kì và chỉnh lưu cả chu kì.

3

2

Một số ứng dụng vật lí trong chẩn đoán y học

(10 tiết)

Bài 4.

Chẩn đoán bằng siêu âm

- Nêu được sơ lược cách tạo siêu âm.

- Nêu được sơ lược cách tạo ra hình ảnh siêu âm các cấu trúc bên trong cơ thể.

- Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để đánh giá được vai trò của siêu âm trong đời sống và trong khoa học.

3

Bài 5.

Tia X. Chụp ảnh X-quang và chụp ảnh cắt lớp (CT)

- Nêu được cách tạo ra tia X, cách điều khiển tia X, sự suy giảm tia X.

- Thảo luận để đánh giá được vai trò của tia X trong đời sống và trong khoa học.

- Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh bằng tia X.

- Từ tranh ảnh (tài liệu đa phương tiện) thảo luận để rút ra được một số cách cải thiện ảnh chụp bằng tia X: giảm liều chiếu, cải thiện độ sắc nét, cải thiện độ tương phản.

- Mô tả được sơ lược cách chụp ảnh cắt lớp.

- Thực hiện dự án hay để tài nghiên cứu, thiết kế được một mô hình chụp cắt lớp đơn giản.

5

Bài 6.

Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)

- Nêu được sơ lược nguyên lí chụp cộng hưởng từ.

2

3

Vật lí lượng từ

(15 tiết)

Bài 7.

Hiệu ứng quang điện và năng lượng của photon

- Nêu được tính lượng tử của bức xạ điện từ, năng lượng photon.

- Vận dụng được công thức tính năng lượng photon, E = hf.

- Nêu được hiệu ứng quang điện là bằng chứng cho tính chất hạt của bức xạ điện từ, giao thoa và nhiễu xạ là bằng chứng cho tính chất sóng của bức xạ điện từ.

- Mô tả được khái niệm giới hạn quang điện, công thoát.

- Giải thích được hiệu ứng quang điện dựa trên năng lượng photon và công thoát.

- Giải thích được: động năng ban đầu cực đại của quang điện từ không phụ thuộc cường độ chùm sáng, cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ với cường độ chùm sáng chiếu vào.

- Vận dụng được phương trình Einstein để giải thích các định luật quang điện.

- Ước lượng được năng lượng của các bức xạ điện từ cơ bản trong thang sóng điện từ.

- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, khảo sát được đồng quang điện bằng dụng cụ thực hành.

5

Bài 8.

Lưỡng tính sóng hạt

- Mô tả (hoặc giải thích) được tính chất sóng của electron bằng hiện tượng nhiễu xạ electron.

- Vận dụng được công thức bước sóng de Broglie: A = h/p với p là động lượng của hạt.

3

Bài 9.

Quang phổ vạch của nguyên tử

- Mô tả được sự tồn tại của các mức năng lượng dừng của nguyên tử.

- Giải thích được sự tạo thành vạch quang phổ.

- So sánh được quang phổ phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ.

- Vận dụng được biểu thức chuyển mức năng lượng hf = E1 – E2.

3

Bài 10.

Vùng năng lượng

- Nêu được các vùng năng lượng trong chất rắn theo mô hình vùng năng lượng đơn giản.

- Sử dụng được lí thuyết vùng năng lượng đơn giản để giải thích được: Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện trở kim loại và bán dẫn không pha tạp; Sự phụ thuộc của điện trở của các điện trở quang (LDR) vào cường độ sáng.

4

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: PPCT chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo, phân phối chương trình chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác