Lý thuyết trọng tâm Tin học 9 kết nối bài 6: Thực hành Khai thác phần mềm mô phỏng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Tin học 9 kết nối tri thức bài 6: Thực hành Khai thác phần mềm mô phỏng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6: THỰC HÀNH. KHAI THÁC PHẦN MỀM MÔ PHỎNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

  • Nêu được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng.
  • Nhận biết được sự mô phỏng thế giới thực nhờ máy tính có thể giúp con người khám phá tri thức và giải quyết vấn đề.

II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Chuyển hoá năng lượng

  • Yêu cầu
  • Sử dụng phần mềm mô phỏng quá trình năng lượng được chuyển hóa từ dạng này qua dạng khác.
  • Kể tên một số dạng năng lượng và nêu ví dụ về quá trình chuyển hóa giữa những dạng năng lượng đó.
  • Hướng dẫn

a. Mở cửa sổ mô phỏng một số dạng năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng

  • Khởi động trình duyệt web. Nhập https://phet.colorado.edu/ vào thanh địa chỉ để mở trang PhET.
  • Di chuyển đến cuối trang web, chọn ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt
  • Chọn mục CÁC MÔ PHỎNG. Chọn Hóa học
  • Nháy chuột vào biểu tượng Năng lượng: các dạng và sự chuyển hóa để chọn nội dung mô phỏng.

b. Tương tác với phần mềm

  • Thay đổi nguồn năng lượng: người xe đạp, ánh sáng mặt trời, vòi nước chảy, ấm nước sôi.
  • Thay đổi thiết bị chuyển hóa năng lượng thành điện năng:pin mặt trời và máy phát điện.
  • Thay đổi thiết bị tiêu thu điện: bếp điện, bóng đèn sợi đốt. bóng đèn compact, quạt điện.

c. Nêu kiến thức thu nhận được

  • Em quan sát được những dạng năng lượng nào.
  • Nêu một tình huống năng lượng được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

2. Đo cường độ dòng điện

Yêu cầu

  • Sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo lắp ráp mạch điện một chiều.
  • Giải quyết vấn đề đo cường độ dòng điện đi qua một điện trở, chẳng hạn một bóng đèn
  • Hướng dẫn

a. Truy cập phần mềm mô phỏng

  • Thực hiện tương tự như ở phần 1, chọn CÁC MÔ PHỎNG. Chọn Vật Lí
  • Chọn Bộ lắp ráp mạch điện: DC-Phòng thí nghiệm ảo để vào phòng thí nghiệm ảo lắp ráp mạch điện

b. Vẽ mạch điện

  • Kéo các biểu tượng Pin, Đèn tròn, Ampe kế, Công tắc và Dây nối, thả vào vùng hiển thị
  • Kết nối các thành phần của mạch điện.

c. Trình bày giải pháp

  • Em cần dùng thiết bị nào để đo cường độ dòng điện trên mạch điện
  • Thiết bị đó được nối song song hay nối tiếp với mạch điện cần đo.

3. Tỉ lệ vàng trong ngôi sao năm cánh

  • Yêu cầu
  • Sử dụng công cụ đo và tính toán trong phần mềm mô phỏng hình học.
  • Khám phá tri thức và tỉ lệ các đoạn thẳng xuất hiện trong một ngôi sao có năm cánh đều nhau.
  • Hướng dẫn

a. Truy cập phần mềm và mở tệp dữ liệu

  • Khởi động phần mềm Geometer’s Sketchpad. Mở tệp Tylevang.gsp bằng cách chọn File/Open hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + O và chọn tệp.
  • Em hãy di chuyển ngôi sao này bằng cách chọn đỉnh hoặc cạnh của nó và kéo thả chuột đến vị trí khác. Kích thước ngôi sao được điều chỉnh bằng cách kéo thả điểm P hoặc điểm Q để độ dài đoạn thẳng PQ thay đổi.

b. Đo độ dài

  • Sử dụng công cụ chọn đối tượng BÀI 6: THỰC HÀNH. KHAI THÁC PHẦN MỀM MÔ PHỎNGI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌCNêu được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng.Nhận biết được sự mô phỏng thế giới thực nhờ máy tính có thể giúp con người khám phá tri thức và giải quyết vấn đề.II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC để chọn đoạn thẳng AB và chọn Measure/Length để đo độ dài đoạn AB đã chọn.
  • Tương tự đo đoạn BC, AC và AD.

c. Tỉnh tỉ lệ

  • Mở công cụ tính bằng cách gõ tổ hợp phím Alt + = hoặc chọn Number/Calculate… (Measure/Calculate… với Geometer’s Sketchpad).
  • Nhập biểu thức cần tính bằng bàn phím, bàn phím ảo hoặc sử dụng chuột để chọn các giá trị đã được đo hoặc tính trước trên màn hình.

d. Khám phá tri thức

  • Thay đổi kích thước ngôi sao bằng cách kéo thả điểm P hoặc điểm Q, em sẽ thấy số đo các đoạn thẳng AB, BC, AC và AD cũng thay đổi theo.
  • Điều đáng kinh ngạc là dù độ dài của các đoạn thẳng thay đổi nhưng tỉ lệ giữa chúng không thay đổi, luôn bằng nhau và xấp xỉ 1,62.
  • Tỉ lệ trên có tính chất đặc biệt được gọi là ti lệ vàng.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Tin học 9 KNTT bài 6: Thực hành Khai thác phần mềm, kiến thức trọng tâm Tin học 9 kết nối tri thức bài 6: Thực hành Khai thác phần mềm, Ôn tập Tin học 9 kết nối tri thức bài 6: Thực hành Khai thác phần mềm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác