Lý thuyết trọng tâm Tin học 10 cánh diều bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Tin học 10 cánh diều bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

a) Chính phủ điện tử (E-Government) và doanh nghiệp số

- Khi thực hiện chính phủ điện tử, trong các hoạt động quản lí điều hành của nhà nước, giao tiếp giữa người dân và cơ quan chính phủ có thể thực hiện qua mạng

- Doanh nghiệp số: hàm ý doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh

b) Chuyển đổi số các dịch vụ

- Mạng xã hội làm cho tiếp thị số rất hiệu quả

- Chuyển đổi số trong thương mại:

Ví dụ: phát trực tiếp video quảng cáo bán hàng qua mạng xã hội

- Ngân hàng số (Digital-banking) trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking) và thanh toán qua điện thoại thông minh (Mobile Banking) ngày càng phổ biến

Ví dụ: các loại ví điện tử

- Y tế số (Digital Healthcare): là ứng dụng công nghệ thông tin để quản lí bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khỏe, bệnh án số

Ví dụ: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

Ví dụ: các công cụ phần mềm để dạy và học trực tuyến qua mạng, tổ chức lớp học, kiểm tra, đánh giá, quản lí kết quả học tập, …được gọi là phần mềm E-Learning

=> Kết luận: Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau (Theo QĐTTg số 749 ngày 03/06/2020 về Chương trình chuyển đổi số Quốc gia).

II. XÃ HỘI TRI THỨC VÀ KINH TẾ TRI THỨC

- Xã hội loài người trải qua các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao:

+ Xã hội sơ khai

+ Xã hội nông nghiệp

+ Xã hội công nghiệp

+ Xã hội thông tin

+ Xã hội tri thức

Hinh 1

 *Khái niệm xã hội tri thức và kinh tế tri thức:

- Xã hội tri thức là xã hội dựa trên việc không ngừng tạo ra và sử dụng hàng loạt tri thức trong mọi lĩnh vực, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin. Tri thức là tài sản, có giá trị hơn cả tài nguyên vật chất.

*Chiến lược phát triển

- Ngân hàng thế giới đưa ra chiến lược phát triển bốn lĩnh vực (gọi là 4 trụ cột) để chuyển sang kinh tế tri thức

+ Thể chế và môi trường kinh doanh

+ Khoa học và công nghệ

+ Giáo dục và đào tạo

+ Công nghệ thông tin và truyền thông

=> Công nghệ thông tin và truyền thông là một trụ cột để phát triển kinh tế tri thức.

III. TÌM HIỂU KHAI THÁC TRI THỨC TỪ DỮ LIỆU

- Khai thác tri thức là việc tạo ra tri thức từ các nguồn dữ liệu và thông tin.

- Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học nhằm tạo ra các hệ thống thông minh, góp phần làm nên các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao.

- Dữ liệu lớn là lĩnh vực khoa học nhằm trích xuất thông tin từ khối dữ liệu khổng lồ, có thể mang lại những tri thức khó có được theo cách xử lí dữ liệu truyền thống.

=> Kết luận: Công nghệ thông tin rất quan trọng trong quản trị tri thức, khai thác tri thức toàn cầu, tạo ra tri thức mới, sáng tạo và đổi mới để cạnh tranh hiệu quả.

IV. ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ THÔNG MINH

- Một số đồ dùng thông minh:

  •     Đồng hồ thông minh
  •     Điện thoại thông minh
  •     Ti vi thông minh
  •     Đầu tivi kĩ thuật số
  •     Robot lau nhà, hút bụi thông minh
  •     Khóa cửa dùng dấu vân tay
  •     Máy chấm công nhận diện khuôn mặt
  •     Máy đọc chữ đeo ngón tay (Finger Reader)

=> Kết luận: Đồ dùng, thiết bị được gọi là thông minh khi có khả năng xử lí thông tin, kết nối với người dùng hoặc kết nối với các thiết bị khác, có thể hoạt động tương tác là tự chủ ở một mức độ nào đó dùng.

V. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: bắt đầu ở nước Anh từ nửa cuối thế kỉ XVIII

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào nửa cuối thế kỉ XIX

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XX

- Ngày nay, thế giới đang chứng kiến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

VI. INTERNET VẠN VẬT VÀ MÁY MÓC THÔNG MINH TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

- Công nghiệp 4.0 là sản xuất thông minh trong các nhà máy thông minh. Song song với máy móc, thiết bị vật lí, máy tính tạo ra bản sao số hóa của chúng, mô phỏng hoạt động như một hệ thống, tức là tạo ra một hệ thống thực - ảo (Cyber Physical Systems), thế giới ảo song hành với thế giới thực

- Nhờ có internet vạn vật, các máy móc, thiết bị giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực.

- Máy móc, thiết bị thông minh là nhân vật trung tâm trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư

VII. LUYỆN TẬP

C1. Đặc trưng của “xã hội thông tin” là tạo ra và phổ biến thông tin (hay dữ liệu ngày càng nhiều).

C2. Đặc điểm quan trọng nhất của kinh tế tri thức là: Trực tiếp dựa vào việc sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin. Tri thức là tài sản, được coi như vốn trí tuệ, có giá trị hơn cả tài nguyên vật chất.

C3. Bốn trụ của nền kinh tế tri thức là:

  1.     Thể chế và môi trường kinh doanh
  2.     Khoa học và công nghệ
  3.     Giáo dục và đào tạo
  4.     Công nghệ thông tin và truyền thông

C4. Vì nó là trụ cột thứ tư trong mô hình phát triển nền kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Lý thuyết trọng tâm Tin học 10 cánh diều bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội, Nội dung kiến thức Tin học 10 cánh diều, Tổng hợp kiến thức Tin học 10 cánh diều bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác