Lý thuyết trọng tâm Tin học 10 cánh diều bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Tin học 10 cánh diều bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. QUÁ TRÌNH GIẢI MỘT BÀI TOÁN BẰNG LẬP TRÌNH

Ví dụ: Bài toán Quản lí tiền điện

Tóm tắt bài toán:

Hinh 1

Thuật toán:

Hinh 2

Chương trình giải bài toán Quản lí tiền điện

Hinh 3

Các bước giải bài toán trên máy tính:

- Bước 1: Xác định bài toán.

- Bước 2:  Tìm thuật toán bài toán và cách tổ chức dữ liệu.

- Bước 3: Viết chương trình.

- Bước 4: Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình.

II. CÁC BƯỚC GIẢI BÀI TOÁN BẰNG LẬP TRÌNH

a) Xác định bài toán

- Xây dựng mô hình toán học, xác định được mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với đại lượng cần tìm.

b) Tìm thuật toán giải bài toán và cách tổ chức dữ liệu

- Tìm thuật toán dựa trên kết quả của bước 1, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán.

c) Viết chương trình

- Yếu tố cơ bản của một ngôn ngữ lập trình:

+ Bảng chữ cái (bộ các kí tự được phép sử dụng) của ngôn ngữ.

+ Quy định về cách viết các thành tố như: tên, câu lệnh, biểu thức.

+ Loại dữ liệu cơ sở có thể lưu trữ và xử lí.

+ Các phép tính và loại câu lệnh có thể thực hiện.

+ Các kiểu dữ liệu có cấu trúc.

+ Thư viện chương trình con cung cấp sẵn cho người lập trình.

- Khi viết chương trình cần sử dụng được:

+ Các lệnh nhập dữ liệu vào và đưa kết quả ra.

+ Các kiểu dữ liệu như: số nguyên, số thực, xâu kí tự, danh sách, …. Và cách dùng chúng.

+ Các câu lệnh tương ứng thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp của thuật toán.

+ Các chương trình con đã cung cấp sẵn trong các thư viện của ngôn ngữ lập trình đó và cách tự xây dựng chương trình con.

- Có hai chế độ dịch chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy là biên dịch (Compiler) và thông dịch (Interpreter).

d) Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình.

- Lưu ý: trong hầu hết các trường hợp, ta chỉ có thể khẳng định chương trình cho kết quả đúng với nhiều bộ dữ liệu khác nhau.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Lý thuyết trọng tâm Tin học 10 cánh diều bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính, Nội dung kiến thức Tin học 10 cánh diều, Tổng hợp kiến thức Tin học 10 cánh diều bài 18

Bình luận

Giải bài tập những môn khác