Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ Nôm khuyết danh)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 5: Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ Nôm khuyết danh). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: TIẾNG ĐÀN GIẢI OAN

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN THƠ NÔM TRONG VĂN BẢN TIẾNG ĐÀN GIẢI OAN

1. Cốt truyện

Cốt truyện khác với Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên (theo mô hình gặp gỡ – tai biến – đoàn tụ) mà đại diện cho mô hình nhân – quả (ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ).

2. Hệ thống nhân vật

Các sự việc chính:

+ Thạch Sanh bị nhốt vào ngục, hỏi thăm mới biết Lý Thông là người hại mình nhưng cũng không oán hòn, phàn nàn.

+ Thạch Sanh gảy đàn, tiếng đàn đã nói hộ những oan tình của Thạch Sanh, trách người bạc ác, phũ phàng.

+ Công chúa nghe tiếng đàn thì hết câm, kể lại cho vua cha mọi sự và xin vua cha cho gặp người gảy đàn.

- Nhân vật: 

+ Nhân vật chính trong VB Tiếng đàn giải oan là cây đàn của Thạch Sanh. Thạch Sanh là người rất hiền lành, tốt bụng, biết Lý Thông hại mình nhưng cũng không oán thán, kêu ca.

+ Tác giả đã khéo mượn tiếng đàn để nói hộ Thạch Sanh những oan khuất của chàng. 

=> Nghệ thuật xây dựng nhân vật khá độc đáo.

3. Chủ đề

- Chủ đề: Cây đàn thần đã thay lời người bị hại, lên tiếng tố cáo Lý Thông, nhắc nhở ân nghĩa, giải câm cho công chúa và giải oan cho dũng sĩ Thạch Sanh.

- Căn cứ: Dựa vào các chi tiết trong VB. Ví dụ: Thạch Sanh không oán hờn, phàn nàn khi biết Lý Thông hại mình nhưng tiếng đàn thần đã nói hộ nỗi oan của chàng, trách kẻ ăn ở bất nhân.

II. NHÂN VẬT KÌ ẢO CỦA TRUYỆN THƠ NÔM TRONG VĂN BẢN TIẾNG ĐÀN GIẢI OAN

Nhân vật kì ảo – cây đàn

Đặc điểm

Cây đàn của Thạch Sanh không phải là một cây đàn bình thường. Nó được xây dụng như một nhân vật để nói hộ những oan khuất của Thạch Sanh. Vì vậy, tiếng đàn Thạch Sanh rất đặc biệt.

Ý nghĩa tiếng đàn

Với Thạch Sanh

Tiếng đàn đã nói giúp nỗi oan tình của Thạch Sanh.

Với những nhân vật khác

Tiếng đàn đã tác động đến công chúa Quỳnh Nga, giúp nàng “như cỏ phùng xuân", đang rầu rĩ, bị câm bỗng nhiên cười cười, nói nói kể lại hết các chuyện đã xảy ra cho vua cha.

So sánh với truyện cổ tích

Tương đồng

Cả hai đều kể việc tiếng đàn thần biết nói giúp nỗi oan tình của Thạch Sanh, giúp công chúa hồi tỉnh, hết bị câm.

Khác biệt

Do truyện thơ Thạch Sanh được kể bằng thơ nên sẽ giàu nhạc điệu, hình ảnh, giúp miêu tả tiếng đàn một cách rõ nét, đậm chất trữ tình hơn.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Văn bản kể về việc Thạch Sanh bị Lý Thông lừa giam vào ngục. Dù chàng đã biết Lý Thông hại mình nhưng với bản tính nhân từ, Sanh không oán thán, phàn nàn. Chàng buồn nên mang đàn ra gảy nhưng tiếng đàn thần đã nói hộ những oan tình của Thạch Sanh. Khi nghe tiếng đàn, công chúa vui mừng. Nàng nói được như lúc xưa và giãi bày mọi sự cho vua cha. Nhà vua đã truyền gọi Thạch Sanh ngay.

=> Thông điệp: Hãy tin vào lẽ phải, kẻ gian dối bất nhân, bất nghĩa sẽ bị vạch mặt; người ngay thẳng, thật thà, quên mình làm việc nghĩa sẽ được báo đáp.

2. Nghệ thuật

- Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa.

- Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị mà giàu sức gợi.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 5: Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 5: Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ, Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 5: Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác