Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Nói và nghe Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Nói và nghe Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2.7. NÓI VÀ NGHE: NGHE VÀ NHẬN BIẾT TÍNH THUYẾT PHỤC CỦA MỘT Ý KIẾN

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay không liên quan. 

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TÌM HIỂU CÁCH THỨC THỰC HIỆN NGHE VÀ NHẬN BIẾT TÍNH THUYẾT PHỤC CỦA MỘT Ý KIẾN

a. Các bước của kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến:

BÀI 2.7. NÓI VÀ NGHE: NGHE VÀ NHẬN BIẾT TÍNH THUYẾT PHỤC CỦA MỘT Ý KIẾN

b. Một số lỗi ngụy biện cơ bản:

Ví dụ

Lỗi ngụy biện

Biểu hiện

Phần lớn mọi người cho rằng trọng nam khinh nữ là đúng, nên điều này đúng.

Lỗi dựa vào số đông.

Tin rằng số đông cho rằng vấn để đúng nên nó đúng.

Bao đời nay theo truyền thống, người phụ nữ luôn ở vị trí thấp hơn đàn ông, nên việc này là đúng đắn.

Lỗi vin vào 

truyền thống.

Cho rằng hễ những gì thuộc về truyền thống là đúng.

Bình thường bạn A không chú tâm trong giờ học Ngữ văn nên những ý kiến về văn chương của bạn là không chính xác.

Lỗi tấn công cá nhân.

Thay vì bàn vào chủ đề thuyết trình thì lại dùng các từ ngữ công kích để hạ bệ danh dự, uy tín của người được tranh luận.

Tác phẩm A và B do cùng một tác giả sáng tác, A là tuyệt tác văn chương nên hẳn B cũng vậy.

Lỗi so sánh ẩu.

Từ một điểm, một phương diện giống nhau mà kết luận hai sự vật, hiện tượng là hoàn toàn giống nhau.

Đó không phải người tốt, ắt hẳn là người xấu.

Lỗi tư duy đen trắng.

Cho rằng vấn để chỉ có thể hoặc đúng hoặc sai, trong khi thực tế có những phương án trung lập giữa đúng và sai.

c. Một số lỗi bằng chứng thường gặp trong lập luận:

- Bằng chứng chưa tiêu biểu: Bằng chứng đưa ra có tính chất cá biệt, không có sức khái quát, không thể hiện rõ đặc điểm của luận điểm cần phân tích.

- Bằng chứng chưa cụ thể: Bằng chứng nêu ra chung chung, thiếu các thông tin cụ thể để làm rõ cho luận điểm.

- Bằng chứng chưa xác thực: Bằng chứng chưa được kiểm chứng, bị nguỵ tạo, bị trích dẫn sai hoặc trích dẫn tách khỏi ngữ cảnh dẫn đến bị hiểu sai, hiểu chưa đầy đủ.

I. CHUẨN BỊ 

II. NGHE VÀ GHI CHÉP

- Sử dụng một trong những phương tiện phi ngôn ngữ sau để bài thảo thêm hấp dẫn:

+ Sử dụng hình ảnh: trình chiếu tranh, ảnh liên quan đến các hiện tượng trong đời sống hoặc tóm tắt nội dung vấn đề trong một sơ đồ tư duy, infographic,…

+ Sử dụng âm thanh, dùng nhạc nền hoặc video clip minh họa cho bài nói.

- Thảo luận trên tinh thần: Cần lắng nghe các ý kiến và phản hồi với thái độ thân thiện, hòa nhã, tôn trọng.

III. ĐỌC LẠI, CHỈNH SỬA VÀ CHIA SẺ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 2: Nói và nghe Nghe và nhận, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Nói và nghe Nghe và nhận, Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Nói và nghe Nghe và nhận

Bình luận

Giải bài tập những môn khác