Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1.7. VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TÁM CHỮ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

1. Khái niệm

- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tám chữ.

2. Yêu cầu của kiểu bài

- Về nội dung: Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ.

- Về hình thức: 

+ Mở đoạn: Giới thiệu về nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. 

+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

II. PHÂN TÍCH KIỂU ĐOẠN VĂN

- Phần gợi ý trả lời.

Câu hỏi

Câu trả lời

Đáp án câu 1.

- Câu chủ đề: giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ. 

- Câu kết đoạn: ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

Đáp án câu 2

- Người viết dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ. 

- Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện kết hợp trong đoạn văn: cảm xúc bồi hồi, xao xuyến xen lẫn những suy ngẫm của tác giả đoạn văn về cách nhà thơ thể hiện hình ảnh nhân vật trữ tình.

Đáp án câu 3

Đoạn văn đã phân tích hai nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ là nghệ thuật khắc hoạ những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình, nghệ thuật sáng tạo những hình ảnh độc đáo, cụ thể hoá cái vô hình thành hữu hình.

Đáp án câu 4

- Phép lặp: từ “qua”, từ “nhà thơ".

- Phép thế: "chàng trai tuổi mười lăm”, “nhân vật trữ tình”, “nhà thơ".

- Phép liên tưởng: “thời áo trắng” – “ngôi trường”, “chàng trai tuổi mười lăm” – “ngôi trường mới", "sách” – “tuổi hoa niên".

III. THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN

1. Chuẩn bị trước khi viết

2. Tìm ý, lập dàn ý

3. Viết bài

Lưu ý: đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức đoạn văn.

4. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm, Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác