Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 9 kết nối bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc năm 1918 - 1930

Tại Pháp, Người đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản. Tại Liên Xô, Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về trong nước thông qua việc viết bài cho tạp chí, báo. Tại Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc thành lập và lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chuẩn bị điều kiện thành lập chính đảng vô sản.

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp, Liên Xô, Trung Quốc là quá trình tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc và tích cực chuẩn bị toàn diện từ tư tưởng đến tổ chức, cán bộ cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

2. Sự thành lập Đảng cộng sản VN

2.1. Hoàn cảnh lịch sử

- Trong những năm 1928 - 1929, chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức Đảng ở Việt Nam là: Đông Dương Cộng sản Đảng (6 - 1929), An Nam Cộng sản Đảng (8 - 1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9 - 1929). Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời trong năm 1929 đã chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân và là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời trong năm 1919 đã chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân và là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam khẳng định hệ tư tưởng cộng sản đã chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc. Tính độc lập của phong trào công nhân cùng sự tổn tại của các tổ chức cộng sản là những dấu hiệu chứng tỏ cuộc vận động cách mạng đang trưởng thành, đó là điều kiện cốt yếu để tổ chức ra Đảng Cộng sản.

2.2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời của các tổ chức cộng sản đã tác động tích cực tới phong trào cách mạng trong nước. Tuy nhiên, ba tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Trước yêu cầu đó, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào đầu năm 1930. Hội nghị đã thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo; định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước ;... Hội nghị có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng. Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.

Kết luận : Đảng Cộng sản ra đời đã tìm ra đường lối cứu nước cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản; giai cấp lãnh đạo là giai cấp vô sản với “đội tiên phong" là Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 KNTT bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, Ôn tập Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác