Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 12 Kết nối bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 13: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM. TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954), VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)

I. Mục tiêu bài học

- Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

- Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975).

II. Bài học 

1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

- Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và tránh đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù:

+ Năm 1945, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối diện nhiều thách thức. Chính phủ gửi thư đến Liên Hợp Quốc và các nước lớn để được công nhận. Với Trung Hoa Dân Quốc, Việt Nam thực hiện chính sách hòa hoãn và hữu nghị. Đối với Pháp, Việt Nam ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946) để kéo dài thời gian chuẩn bị cho kháng chiến.

+ Kháng chiến toàn quốc (12/1946): Việt Nam luôn thể hiện thiện chí hòa bình, đề nghị thương lượng với Pháp. Các cơ quan đại diện ngoại giao được mở tại một số nước châu Á, cùng các cơ quan thông tin quốc tế.

+ Năm 1950, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho các thắng lợi quân sự sau này. Liên minh Việt - Miên - Lào được thành lập.

+ Năm 1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ được tổ chức, kết thúc bằng Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954), ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia.

2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

- Hoạt động đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tập trung đấu tranh đòi thi

hành Hiệp định Giơ-ne-vơ thông qua việc phối hợp với các tổ chức quốc tế.

- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà củng cố, tăng cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là với Liên Xô, Trung Quốc, vận động các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với Lào, xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị với Cam-pu-chia; đồng thời, phát triển mối quan hệ liên minh chiến đấu chống các lực lượng yêu nước, kháng chiến của Lào, Cam-pu-chia.

- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ủng hộ cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân các

nước Á, Phi, Mỹ La-tinh.

- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tích cực lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với cuộc kháng chiến.

- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện sách lược “vừa đánh, vừa đàm", nỗ lực thúc đẩy Hội nghị Pa-ri. Ngày 27 - 1 - 1973, Hiệp định Pa-ri được kí kết và Mỹ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 12 KNTT bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt, kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt, Ôn tập Lịch sử 12 kết nối tri thức bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác