Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 44: Hệ sinh thái
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 44: Hệ sinh thái. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. HỆ SINH THÁI
1. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI
- Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.
2. THÀNH PHẦN CẤU TRÚC HỆ SINH THÁI
- Thành phần cấu trúc hệ sinh thái gồm:
+ Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, nhiệt độ, mùn hữu cơ…
+ Thành phần hữu sinh:
- Sinh vật sản xuất: sử dụng quang năng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
- Sinh vật tiêu thụ: không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, chúng lấy từ thức ăn.
- Sinh vật phân giải: có chức năng phân giải xác và chất thải của sinh vật thành chất vô cơ.
- Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường → 1 thể thống nhất tương đối ổn định.
3. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI
- Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng
- Các hệ sinh thái được chia thành hao nhóm: hệ sinh thái tự nhiên và hệ sính thái nhân tạo.
II. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
1. TRAO ĐỔI CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT
Trao đổi chất được thực hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.
a) Chuỗi thức ăn
- Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
b) Lưới thức ăn
- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có mắt xích chung
c) Tháp sinh thái
- Dùng để đánh giá mức độ dinh dưỡng trong chuỗi và lưới thức ăn của quần xã sinh vật.
- Phân loại:
- Tháp số lượng
- Tháp sinh khối
- Tháp năng lượng
- Tháp năng lượng.
2. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
- Các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn rồi trả lại môi trường.
- Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái phần lớn lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời.
- Năng lượng ánh sáng mặt trời được truyền vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất, sau đó truyền qua các bậc dinh dưỡng. Năng lượng giảm dẫn do sinh vật sử dụng và trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.
=> Kết luận:
- Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện trong phạm vi quần xã sinh vật và giữa quần xã với môi trường sống.
III. BẢO VỆ HỆ SINH THÁI
- Toàn bộ các hệ sinh thái cần được bảo vệ, đặc biệt là các hệ sinh thái:
- Rừng
- Hệ sinh thái biển và ven biển
- Hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái | Vai trò | Biện pháp bảo vệ |
Rừng | - Môi trường sống của nhiều loài sinh vật - Điều hòa không khí, hạn chế biến đổi khí hậu, thiên tai | - Ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi - Khai thác tài nguyên rừng hợp lí - Trồng cây gây rừng. |
Biển và ven biển | - Điều hòa khí hậu - Nơi sống của nhiều sinh vật - Cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị | - Quản lí chất thải - Kiểm soát ô nhiễm môi trường - Khai thác tài nguyên hợp lí |
Nông nghiệp | - Tạo ra lượng thực, thực phẩm nuôi sống con người. - cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. | - Bảo vệ tài nguyên đất - Chống xói mòn, khô hạn. - Chống mặn cho đất. |
Kết luận:
Các hệ sinh thái trong tự nhiên giúp bảo vệ tài nguyên đất, nước và sinh vật. Bảo vệ sự bền vững của các hệ sinh thái chính là bảo vệ cuộc sống của con người.
IV. THỰC HÀNH ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN QUẦN XÃ SINH VẬT TRONG HỆ SINH THÁI
- Hệ sinh thái vườn thực nghiệm của trường:
- Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định hệ sinh thái điều tra thuộc kiểu hệ sinh thái nào
Bước 2: Quan sát, ghi chép các thành phần vô sinh của hệ sinh thái
Bước 3: Quan sát, ghi chép thành phần hữu sinh của hệ sinh thái.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận