Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 4 Dung dịch và nồng độ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 4 Dung dịch và nồng độ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 4: DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ

1. Dung dịch, chất tan và dung môi.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác, thường là nước.

- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ và áp suất nhất định.

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ và áp suất nhất định.

2. Độ tan

Câu 1: Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định.

Câu 2: Công thức tính độ tan:

S= mctmnước . 100

Trong đó: 

S là độ tan, đơn vị g/100g nước

mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam

mnước là khối lượng nước, đơn vị là gam

Câu 3: Lấy khối lượng muối ban đầu trừ đi khối lượng muối không tan sẽ tính được lượng muối đã tan trong nước. Từ đó tính ra độ tan của muối ăn trong 20g nước (20mL) là: 

12-5 = 7 (g)

Vậy độ tan của muối ăn là:

S= 720 . 100 = 35 (g/100g)

Câu 4: Áp dụng công thức ta có độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC là: 

S= 53250 . 100 = 21,2 (g/100g)

  1. Độ tan của một chất sẽ phụ thuộc và nhiệt độ và áp suất.

  2. Đối với chất rắn, nhiệt độ tăng thì độ tan tăng. Đối với chất khí nhiệt độ tăng, độ tan giảm.

- Ngày nóng, cá thường ngoi lên mặt nước để hô hấp vì độ tan của oxygen giảm khi nhiệt độ tăng.

- Trong sản xuất nước ngọt có gas, người ta nén khí carbondioxide ở áp suất cao để tăng độ tan trong nước.

3. Nồng độ dung dịch

- Có rất nhiều loại nồng độ dung dịch như nồng độ đương lượng (CN), nồng độ molan (CM), … Tuy nhiên loại nồng độ mà chúng ta thường gặp nhất trong cuộc sống và môn  khoa học tự nhiên là nồng độ phần trăm và nồng độ mol. 

4. Nồng độ phần trăm.

- Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 g dung dịch.

- Công thức: 

C%= mctmdd . 100%

Trong đó: 

+ C% là nồng độ phần trăm của dung dịch, đơn vị là %

+ mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam

+ mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam.

Khối lượng H2SO4 có trong 20 g dung dịch là:

98.20100 = 19,6 (g)

5. Nồng độ mol

- Nồng độ mol (CM) của một dung dịch  cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

- Công thức tính:

CM= nctVdd

Trong đó 

+ CM là nồng độ mol của dung dịch đơn vị g/mol (M)

+ nct là số mol chất tan, đơn vị là mol

+ Vdd là thể tích dung dịch, đơn vị là lít.

  1. nure (A) = CM. V = 0,02.2 = 0,04 (mol)

nure (B) = CM. V = 0,1.3 = 0,3 (mol)

nure (C) = nure (A) + nure (B)  = 0,34 (mol)

b)

CM (C)= nure (C)Vdd =0,342+3= 0,068 (M) 

Nhận xét: nồng độ dung dịch C có giá trị nằm giữa dung dịch A và dung dịch B

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 4 Dung dịch và nồng độ , kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 4 Dung dịch và nồng độ, nội dung chính bài 4 Dung dịch và nồng độ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác