Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 35: Hệ bài tiết ở người

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 35: Hệ bài tiết ở người. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết 

1. Chức năng hệ bài tiết 

- Hệ bài tiết có chức năng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thể .

- Các cơ quan tham gia vào quá trình bài tiết chủ yếu như phổi, da, thận.

- Hệ bài tiết có chức năng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thể 

- Các cơ quan tham gia vào quá trình bài tiết chủ yếu như phổi, da, thận.

2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu 

Hệ bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái.

Các bộ phận chủ yếu của thận gồm bể thận, phần vỏ, phần tủy, cầu thận, ống góp, động mạch đến, động mạch đi.

Hệ bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái.

II. Một số bệnh về hệ bài tiết

Thói quen

Nguy cơ xảy ra

Đề xuất biện pháp

Ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường

Hệ bài tiết làm việc quá tải

Hạn chế ăn muối thức ăn quá chua và nhiều đường 

Không uống đủ nước

Giảm khả năng bài tiết nước tiểu

Uống đủ nước hằng ngày. 

Nhịn đi tiểu khi buồn tiểu 

Tăng nguy cơ lắng sỏi trong hệ bài tiết

Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay. Không nên nhịn lâu. 

Không giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Tăng nguy cơ viêm nhiễm hệ bài tiết nước tiểu

Tránh làm xây xát bộ phận đi tiệc vệ sinh cơ thể hàng ngày

Ăn thức ăn ôi thiu

Gây độc hại cho hệ bài tiết nước tiểu

Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

Cần thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ hệ bài tiết: uống đủ nước, ăn các loại thực phẩm phù hợp, vệ sinh hệ bài tiết và cơ thể,... để phòng tránh các bệnh về hệ bài tiết.

III. Một số thành tựu ghép thận chạy thận nhân tạo

1. Ghép thận 

- Ghép thận là ghép vào cơ thể người bệnh quả thận hoạt động bình thường để thay thế cho thận suy giảm hoặc không có chức năng.

- Ghép thận giúp cải thiện rõ rệt tỷ lệ sống thêm ngắn hạn cũng như dài hạn của bệnh nhân so với phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ hay lọc màng bụng. 

Ghép thận mang lại cơ hội phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận.

2. Chạy thận nhân tạo

Nguyên lý hoạt động của máy chạy thận nhân tạo: Sử dụng máy chạy thận để lọc máu giúp thải chất độc chất thải ra khỏi cơ thể.

Máu chưa lọc → ống dẫn từ động mạch vào máy → máy bơm → hệ thống màng lọc chứa máu tại đây thực hiện việc lọc máu và loại bỏ chất thải cặn bã, máu được lọc đi vào máy bơm đến ống dẫn → cơ thể.

Cơ chế lọc máu trong của máu của máy tương tự như hiện tượng lọc máu của nang cầu thận.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 35: Hệ bài tiết ở người , kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 35: Hệ bài tiết ở người, nội dung chính bài 35: Hệ bài tiết ở người

Bình luận

Giải bài tập những môn khác