Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 18 Tác dụng làm quay của lực. Moment lực
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 18 Tác dụng làm quay của lực. Moment lực. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHƯƠNG IV: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC
BÀI 18: TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC. MOMENT LỰC
I. Lực có thể làm quay vật
* Thí nghiệm
- Treo vật vào vị trí A, B, C thì làm quay thanh ngang, treo vật vào vị trí O thì thanh sẽ không quay.
- Cùng một vị trí treo vật, quả nặng có khối lượng lớn hơn sẽ làm thanh quay nhiều hơn.
- Cùng một quả nặng, nếu treo vật ở vị trí xa trục quay hơn thì sẽ làm quay thanh nhiều hơn.
* Nhận xét:
- Khi lực tác dụng có phương không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm quay vật.
- Tác dụng làm quay vật của lực phụ thuộc khoảng cách từ phương của lực đến trục quay và độ lớn của lực tác dụng
Trường hợp 18.2c lực tác dụng có giá không song song và không cắt trục quay có tác dụng làm quay cánh cửa.
C1. Vị trí tác dụng lực trong Hình 18.3 SGK có thể làm cho tay cầm quay quanh trục của nó là vị trí B, C. Vì lúc này, giá của lực tác dụng không cắt trục quay.
Vị trí tác dụng lực không làm cho tay cầm quay quanh trục là vị trí A: Giá của lực cắt trục quay thì không làm cho vật quay quanh trục.
C2. Vị trí tác dụng lực C sẽ làm cho tay cầm quay dễ dàng hơn, vì lúc này khoảng cách từ giá của lực đến trục quay lớn hơn
II. Moment lực
* Thí nghiệm
Vị trí treo quả nặng | Trạng thái của thanh ngang |
Treo đồng thời hai quả nặng giống nhau vào hai điểm A và C | Cân bằng |
Treo hai quả nặng vào điểm A và một quả nặng vào điểm C | Quay ngược chiều kim đồng hồ |
Treo một quả nặng vào điểm B và một quả nặng vào điểm C | Quay cùng chiều kim đồng hồ |
C1. Độ lớn của lực càng lớn thì tác dụng làm quay của lực càng lớn.
C2. Giá của lực càng xa trục quay thì tác dụng làm quay của lực càng lớn.
* Kết luận
- Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.
- Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.
- Giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.
Hình 18.4a: Hai lực bằng nhau, khoảng cách từ giá của lực F1 đến trục quay nhỏ hơn khoảng cách từ giá của lực F2 đến trục quay, nên moment của lực F2 lớn hơn moment của lực F1
Hình 18.4b: Khoảng cách từ giá của lực F2 và giá của lực F1 đến trục quay bằng nhau, nhưng độ lớn của lực F2 lớn hơn độ lớn F1, nên moment của lực F2 lớn hơn moment của lực F1.
* TỔNG KẾT
- Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.
- Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.
Giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận